1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Snowden sống ra sao ở khu quá cảnh sân bay?

Trong khi Nhà Trắng tuyệt vọng tìm kiếm cách nào đó để buộc Edward Snowden trở lại Mỹ, thì cựu nhân viên kỹ thuật CIA vẫn “cố thủ” trong khu quá cảnh của sân bay Sheremetyevo.

Từ khả năng nghi binh “bay hay ở”, wifi miễn phí, nước cam tươi cho tới khách sạn 2 sao và hệ thống cửa hàng miễn thuế, sân bay rõ ràng không phải là một nơi tồi để ẩn náu.
 
Vậy Snowden sống ra sao ở sân bay Sheremetyevo của Moscow.
 
Anh ta ở đâu?

 
 
Hành khách chờ tại sân bay Sheremetyevo trong lúc truyền hình Nga phát tin về Snowden.

Hành khách chờ tại sân bay Sheremetyevo trong lúc truyền hình Nga phát tin về Snowden.
 
Nếu những tuyên bố của Tổng thống Nga Putin là đáng tin cậy, Edward Snowden hiện đang cư trú trong khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo, sân bay lớn nhất Nga. Khi gọi vào số điện thoại đăng trên website của sân bay, thì đầu kia là giọng một phụ nữ tên Daria, dường như là người duy nhất có thể nói được tiếng Anh để trả lời các câu hỏi của phóng viên. Người tự giới thiệu là “chuyên viên dịch vụ thông tin” này cho biết, do không có hộ chiếu, các hành khách quá cảnh thường không được phép rời khỏi khu vực “transit”. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, như Snowden, các quy định này có thể linh hoạt một chút.
 
Daria giải thích, khu vực “quá cảnh” bao gồm “3 nhà ga: D, E và F”. Cô nói thêm rằng, an ninh tại khu này cực kỳ chặt chẽ. “Ngay cả các nhân viên sân bay cũng cần phải trình giấy tờ đặc biệt khi ra hoặc vào khu transit”, Daria nói với phóng viên.
 
Nếu anh ta đói...
 
Cho dù mắc kẹt trong khu quá cảnh hay được tiếp cận với một loạt nhà hàng ở các ga khác, Snowden còn lâu mới bị đói. “Có cả tá nhà hàng ở đó”, Daria cho biết. Từ các nhà hàng Mỹ truyền thống như Subway tới các hiệu cà phê Nga như Shokoladnitsa, anh ta có thể thoải mái lựa chọn. Có lẽ Snowden đã thử thực đơn barbecue mùa hè mới của Burger King hoặc thưởng thức salad Caesar từ hiệu Costa…
 
Nếu thích shopping…
 
Sân bay Sheremetyevo có rất nhiều cửa hàng miễn thuế, bán đủ loại từ hoa tươi tới pha lê Swarovski hay rượu hoặc balô bọ rùa. Người tiết lộ tin mật của NSA (Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ) có thể mua đồ phòng tắm ở hiệu Doctor Stoletov, thay đổi phong cách với kính Fendi từ hiệu Dufry Moscow, hoặc thỏa mãn đam mê của mình với các đồ công nghệ mới từ Euroset...
 
Nếu lo lắng về chuyến bay…
 
2 tuần trước, sân Sheremetyevo đã khai trương một trung tâm “điều trị chứng sợ bay”. Trung tâm đặt ở nhà ga E này được thiết kế để tư vấn cho hành khách trước khi bay. Các buổi tư vấn kéo dài 30-60 phút, trong đó chuyên gia tâm lý hàng không sử dụng liệu pháp VRET (liệu pháp giải thích ảo-thực) để giúp hành khách đối phó với nỗi sợ hãi khi bay.
 
Nếu muốn hút thuốc
 
Phi trường Sheremetyevo quả là “thiên đường của những người hút thuốc lá”. “Bạn có thể hút ở bất cứ đâu, vì không có phòng hút riêng”, một hành khách nhận xét.
 
Một phòng nghỉ tạm ở sân bay Sheremetyevo.
Một phòng nghỉ tạm ở sân bay Sheremetyevo.
 
Nếu Snowden may mắn thoát được những dãy ghế không mấy dễ chịu ở sân bay, anh ta sẽ được nghỉ lại tại khách sạn V-Express, nơi các hành khách quá cảnh có thể thuê phòng trong vài giờ. Một số người cho biết nơi này giỏi lắm là một khách sạn 2 sao, số khác nhận xét phòng ở đó “nhỏ nhưng xinh xắn”.
 
Nếu vẫn muốn lộ tin mật…
 
Chừng nào vẫn còn mang theo laptop, Snowden hoàn toàn có thể làm điều này. Một điều kiện thuận lợi là sân bay Sheremetyevo phát Wi-Fi miễn phí.
 
Edward Snowden có thể tị nạn tại Nga?
 
Trả lời hãng tin Interfax, Mikhail Fedotov, lãnh đạo Hội đồng Nhân quyền của Tổng thống Nga nêu rõ: "Nếu ông Snowden đưa ra lời đề nghị thì nó có thể được Tổng thống xem xét... Một người tiết lộ bí mật do các cơ quan đặc biệt giấu giếm, nếu những bí mật này là mối đe dọa với hàng triệu người... thì người đó xứng đáng được tị nạn chính trị".
 
Cũng theo ông Fedotov, nếu Ecuador hoặc Venezuela cho Snowden tị nạn thì đây là hành động đúng đắn và trong suốt quá trình làm thủ tục tị nạn, Snowden phải được Cao ủy LHQ vì Người tị nạn (UNHCR) bảo vệ.
 
Theo Thu Hằng