Chương trình nghe lén của chính phủ Mỹ bị “bóc mẽ” thế nào?
(Dân trí) - Kể từ khi công khai thừa nhận là người đã tiết lộ các chương trình nghe lén của chính phủ, cựu nhân viên CIA Edward Snowden đã trở thành cái tên xuất hiện với tần suất dày đặc trên báo chí khắp thế giới hơn 1 tháng qua.<br><a href='http://dantri.com.vn/event-2256/Cuu-nhan-vien-CIA-tiet-lo-bi-mat-chinh-phu-My.htm'><b> >> Cựu nhân viên CIA tiết lộ bí mật chính phủ Mỹ </b></a>
Ngày 5-6/6, các tờ báo Guardian và Washington đã đưa tin về một chương trình nghe lén do Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) có trụ sở tại bang Maryland (ảnh) thực hiện. Hai tờ báo tiết lộ rằng NSA đã can thiệp vào máy chủ của các công ty internet lớn để thu thập dữ liệu. Ngoài ra, dữ liệu của các công ty điện thoại cũng bị theo dõi trong một chương trình bí mật có tên gọi Prism, được thực hiện từ năm 2007.
Ngày 7/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã buộc phải lên tiếng sau những chỉ trích lan rộng về các hoạt động theo dõi bí mật. "Không ai nghe lén các cuộc điện thoại của các bạn. Chỉ có thời lượng các cuộc trò chuyện và các số điện thoại bị theo dõi", ông Obama tuyên bố, và nói thêm rằng Prism là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngày 9/6, tờ Guardian đã tiết lộ danh tính người đã tiết lộ các chương trình theo dõi tối mật của Washington - Edward Snowden, một cựu nhân viên CIA 29 tuổi. Ba tuần trước đó, Snowden đã chạy trốn khỏi Mỹ tới Hồng Kông.
Ngày 17/6, Snowden đã trả lời các câu hỏi của độc giả thông qua trang Guardian. Anh này cũng tiết lộ thêm về chương trình theo dõi điện thoại và interenet của chính phủ Mỹ.
Ngày 17/6, trong chuyến thăm Berlin, ông Obama đã lên tiếng "thanh minh" việc theo dõi qua internet, nói rằng điều đó là cần thiết để bảo vệ người Mỹ.
Ngày 21/6, báo chí Mỹ dẫn các nguồn tin tòa án cho hay chính phủ Mỹ đã buộc tội Snowden về các tội danh làm gián điệp và ăn cắp tài sản. Guardian còn đưa tin rằng Cơ quan tình báo của Anh GCGQ cũng đang giám sát truy cập internet toàn cầu.
Ngày 21/6, báo chí Mỹ dẫn các nguồn tin tòa án cho hay chính phủ Mỹ đã buộc tội Snowden về các tội danh làm gián điệp và ăn cắp tài sản. Guardian còn đưa tin rằng Cơ quan tình báo của Anh GCGQ cũng đang giám sát truy cập internet toàn cầu.
23/6, máy bay chở Snowden từ Hồng Kông hạ cánh xuống sân bay Sheremetyevo tại Mátxcơva (Nga), dù Mỹ đã tước hộ chiếu của anh này.
Ngày 29/6, tờ Spiegel của Đức đưa tin, NSA cũng đang theo dõi liên minh châu Âu. Các thiết bị nghe lén đã được cài vào các văn phòng của EU tại Washington và tại Liên hợp quốc tại New York, và mạng lưới máy tính của EU đã bị xâm nhập.
Ngày 30/6, tờ Spiegel đưa tin, Đức là một trong những mục tiêu theo dõi chính của NSA. Theo tờ báo, NSA theo dõi nửa triệu cuộc điện thoại, email và tin nhắn điện thoại hàng tháng.
Ngày 2/7, Snowden đã đề nghị xin tị nạn chính trị tại hơn 20 quốc gia, nhưng nhiều nước trong số đó đã bác đơn tị nạn của cựu nhân viên CIA.
Ngày 3/7, khi Tổng thống Bolivian Evo Morales bay trở về nước từ Mátxcơva, máy bay của ông đã bị một số nước châu Âu từ chối cho bay vào không phận vì bị nghi chở Snowden. Máy bay của ông Morales đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Áo.
Ngày 6/7, ba nước Mỹ La-tinh là Venezuela, Nicaragua và Bolivia đã đồng ý cho Snowden tị nạn vì lý do nhân đạo. Hiện Snowden đang trú ẩn tại một sân bay ở Mátxcơva và bay qua Cuba được xem là lộ trình an toàn nhất để anh này tới Nam Mỹ.
Ngày 12/7, Snowden đã có cuộc gặp kín với đại diện các tổ chức nhân quyền uy tín và các luật sư có tiếng ngay tại sân bay Sheremetyevo. Trong cuộc gặp, Snowden cho biết anh muốn xin tị nạn tạm thời tại Nga trước khi có thể tới Mỹ La-tinh an toàn.
An Bình
Tổng hợp