1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nobel hoá học lại thuộc về Mỹ và Nhật Bản

(Dân trí) - Hai nhà khoa học Mỹ và một nhà khoa học Nhật đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Hoá học 2008 với công trình nghiên cứu khám phá và mở rộng sự hiểu biết về loại protein phát huỳnh quang xanh lục, một công cụ quan trọng trong sinh học.

Trong tuyên bố về giải thưởng này, Hội đồng Nobel về Hóa học tại Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển viết: “Ba nhà khoa học này được vinh danh vì đã có công đầu trong phát hiện protein phát huỳnh quang xanh lục (green fluorescent protein – GFP) và phát triển GFP thành một trong những công cụ quan trọng nhất được sử dụng trong ngành sinh học đương đại dương”.

 

Nobel hoá học lại thuộc về Mỹ và Nhật Bản  - 1

Martin Chalfie

 

Nhà khoa học Nhật Bản là Osamu Shimomura (sinh năm 1928), hiện đang là Giáo sư của Trung tâm nghiên cứu sinh học biển và trường Đại học Bolton (Mỹ). 

 

Hai nhà khoa học Mỹ là Martin Chalfie (sinh năm 1947), là Giáo sư Sinh học tại Đại học Columbia, và Roger Tsien (sinh năm 1952), là Giáo sư tại Đại học California. 

 

Nobel hoá học lại thuộc về Mỹ và Nhật Bản  - 2

Roger Tsien

 

Theo Hội đồng Nobel về hoá học, giáo sư Shimomura là người đầu tiên phát hiện được GFP từ một loại sứa tên Aequorea Victoria vào năm 1962. Đến những năm 1990, giáo sư Chalfie đã chứng minh được sự phát sáng của đoạn di truyền GFP trong nhiều hiện tượng sinh học khác nhau. Sau đó, giáo sư Y. Tsien đã góp phần khám phá hiện tượng này. 

 

Nobel hoá học lại thuộc về Mỹ và Nhật Bản  - 3

Osamu Shimomura

 

Các nghiên cứu của ba nhà khoa học trên đã giúp tìm ra cách nhận biết những tiến trình sinh học mà trước đó con người không thấy được, như sự phát triển của tế bào thần kinh trong não bộ hoặc cách thức các tế bào ung thư phát triển.

 

Ba nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản sẽ cùng nhận giải thưởng trị giá 1,4 triệu USD. 

 

Nhật Mai

Theo AFP, AP

Dòng sự kiện: Giải Nobel 2008