1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Những điều thú vị khi Obama công du nước ngoài

Tổng thống Barack Obama công cán nước ngoài nhiều hơn bất cứ tổng thống Mỹ nào trong lịch sử. Chi phí đi lại cho mỗi chuyến công tác nước ngoài của tổng thống Mỹ vô cùng đắt đỏ và là một quá trình cực kỳ phức tạp.

Tổng thống Obama và phu nhân trên chiếc Không lực 1 quen thuộc mỗi khi công cán nước ngoài.
Tổng thống Obama và phu nhân trên chiếc Không lực 1 quen thuộc mỗi khi công cán nước ngoài.

Tính đến tháng 7.2015, ông Obama đã thực hiện 42 chuyến công du nước ngoài trên cương vị tổng thống, kéo dài tổng cộng 161 ngày ở 90 nước, bao gồm cả các chuyến thăm lặp lại.

Trong 6 năm rưỡi làm tổng thống tính đến tháng 7.2015, ông Obama đi nước ngoài nhiều ngày hơn cựu Tổng thống George W.Bush và Ronald Reagan trong cùng khoảng thời gian như vậy, nhưng ít hơn Bill Clinton 17 ngày. Số ngày bình quân mỗi chuyến đi của ông Obama cũng ngắn hơn, khoảng 3.9 ngày, so với Bush, Clinton và Reagan là 4.1 ngày.

Công cán nước ngoài là một phần công việc của bất kỳ tổng thống nào. Tuy nhiên, khi Tổng thống Mỹ công du, rất nhiều bộ phận quan trọng của văn phòng tổng thống cũng phải tháp tùng.

Chi phí đi lại cho mỗi chuyến công tác nước ngoài của tổng thống Mỹ vô cùng đắt đỏ, và là một quá trình phức tạp, đòi hỏi hàng tuần chuẩn bị trước, hàng trăm nhân viên và an ninh. Mọi công tác chuẩn bị như phương tiện, chỗ ở, chăm sóc y tế, thậm chí cả bữa ăn cũng phải hoàn hảo đến từng chi tiết. Tuy nhiên, chi phí cụ thể mỗi chuyến công tác của ông Obama, thậm chí cả những chi phí không liên quan đến an ninh, đều không được tiết lộ.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Obama công du Tây Âu nhiều nhất. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Mỹ có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với khu vực này. Pháp, Đức và Anh là những nước ông Obama đi nhiều nhất.

Các dữ liệu lịch sử cho thấy các tổng thống Mỹ có xu hướng đi nước ngoài nhiều hơn trong nhiệm kỳ 2 so với 4 năm đầu tiên, có lẽ vì họ có ít mối quan ngại chính trị hơn về việc tái tranh cử hay khát vọng "xây dựng di sản" bằng cách hướng về các ưu tiên chính sách quốc tế.

(còn nữa)

Theo V.A (tổng hợp)

Lao Động