Nguy cơ chiến tranh trên biển Hoa Đông
Lần đầu tiên, vòng xoáy mâu thuẫn Nga-Trung-Nhật-Hàn rơi vào tình trạng khó kiểm soát sau một loạt diễn biến căng thẳng thời gian gần đây.
Trong những ngày qua khu vực Đông Bắc Á đang nóng như đổ lửa bởi Hàn Quốc cáo buộc máy bay quân sự của Trung Quốc và Nga đã xâm phạm lãnh thổ. Trong khi đó, Nhật Bản lại có lập trường rằng đảo Dokdo-mà Hàn Quốc coi là lãnh thổ của mình trong sự kiện vừa xảy ra là quần đảo Takeshima thuộc lãnh thổ Nhật Bản và đã kháng nghị đối với Nga vì hành vi xâm phạm lãnh thổ của nước này. Lần đầu tiên, vòng xoáy mâu thuẫn Nga-Trung-Nhật-Hàn rơi vào tình trạng khó kiểm soát.
Tranh chấp không gian nghẹt thở trên Biển Hoa Đông
Theo thông báo của Hàn Quốc, ngày 23/7, 5 chiếc máy bay quân sự của Trung Quốc và Nga đã xâm nhập vào Khu nhận diện phòng không của Hàn Quốc (KADIZ). Trong đó có chiếc A-50 của Nga đã xâm phạm 2 lần vùng lãnh hải của Hàn Quốc thuộc đảo Dokdo. Dokdo là quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản, và Nhật Bản gọi quần đảo này là Takeshima. Đây là mâu thuẫn lớn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc chưa thể giải quyết trong nhiều năm nay, khi hai bên đều đưa ra những chứng cơ chứng minh là quần đảo riêng của nước mình. Nhật Bản hàng năm cũng đã có ngày Takeshima.
Trước tình hình đó, sáng ngày 23/7, hàng chục chiếc máy máy quân sự của cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản đã bay trên bầu trời của khu vực này, trong đó máy bay của Trung Quốc và Nga đã bay vào Khu nhận diện phòng không của vùng biển Hoa Đông. Đáp trả việc này, một chiếc máy bay chiến đấu KF-16 của Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo cách khoảng 1km vào chiếc máy bay quân sự A-50 của Nga. Điều này khiến căng thẳng bùng phát.
Ban đầu, vào khoảng 6h44 sáng 23/7, hai chiếc máy bay chiến đấu chiến lược của Trung Quốc (H-6) đã xâm nhập Vùng nhận diện phòng không Hàn Quốc (KADIZ). KADIZ trên thực tế chưa phải là không phận riêng chỉ có Hàn Quốc kiểm soát. Những chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc sau khi xâm nhập Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc và cả của Nhật Bản đã di chuyển sang phía Bắc của khu vực này.
Vào lúc 8h33 phút, máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vượt qua Đường giới hạn phương Bắc (NLL) của khu vực biển Hoa Đông để tập hợp với hai chiếc máy bay chiến đấu Tu-95 của Nga.
Sau đó, những chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã vượt trước máy bay của Nga khoảng 3,7-5,6km và xâm nhập vào DIZ của Hàn Quốc. Khoảng 9h04, máy bay ném bom của Trung Quốc rời khỏi khu vực DIZ của Hàn Quốc và trở về nước.
Phản ứng của các bên
Quan chức Hàn Quốc cho biết đây là lần đầu tiên máy bay của Trung Quốc và Nga cùng xâm phạm DIZ của Hàn Quốc.
Trong ngày này, Hàn Quốc đã ra lệnh xuất kích khẩn cấp đối với 18 máy bay chiến đấu gồm nhiều chiếc F-15 K và KF-16. Đồng thời, Lực lượng phòng không của Hàn Quốc cũng đã xuất kích nhiều lần đối với hai chiếc máy bay chiến đấu F-15 và F- 2.
Trong khi đó, một chiếc máy bay A-50 của Nga sau khi xâm nhập KADIZ vào lúc 9h01 sáng, sau đó đã xâm nhập không phận của đảo Dokdo vào lúc 9h09. Trung tâm Giám sát phòng không Trung ương (MCRC) đã cảnh báo khoảng 30 lần bằng sóng đài đối với Nga với nội dung rằng: ‘’Nếu tiếp cận gần nữa chúng tôi sẽ bắn cảnh cáo.’’ Nhưng chiếc A-50 của Nga đã không trả lời và không quan tâm tới cảnh cáo đó của Hàn Quốc.
Do đó, Hàn Quốc đã dùng máy bay tiêm kích KF-16 bắn cảnh cáo 10 phát và 80 phát đạn pháo. Quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng đây là lần đầu tiên Hàn Quốc bắn cảnh cáo đối với máy bay quân sự của nước ngoài xâm nhập không phận.
Trước phản ứng của Hàn Quốc, vào lúc 9h12, chiếc A-50 của Nga đã thoát ra phía nam khu vực đảo Dokdo, nhưng lại quay lại không phận đảo Dokdo vào lúc 9h33 phút. KF-16 của Hàn Quốc lại bắn cảnh cáo một lần nữa với 10 phát đạn sáng, 280 phát pháo. 9h56 phút, máy bay của Nga rời khỏi Dokdo hướng về Nga. Quan chức của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết do A-50 là máy bay không trang bị vũ trang nên tốc độ và độ cao của máy bay này hạn chế, nên Hàn Quốc chỉ bắn cảnh cáo.
Giới chuyên gia cho rằng, biển Hoa Đông đã không đơn giản chỉ là khu vực mâu thuẫn về lãnh thổ chồng lấn, mà đã chuyển sang giai đoạn mới khắc nghiệt hơn với những toan tính của những nước xung quanh khu vực.
Theo Bùi Hùng
VOV-Tokyo