1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga- Iran- Ấn Độ định làm đường thay thế kênh đào Suez

Con đường vận tải thay thế kênh đào Suez sẽ gồm đường sắt và đường biển, giúp làm ngắn quãng đường và giảm chi phí.


Nga- Iran- Ấn Độ hợp tác làm dự án hành lang vận tải ngắn hơn kênh đào Suez.

Nga- Iran- Ấn Độ hợp tác làm dự án hành lang vận tải ngắn hơn kênh đào Suez.

Các quan chức Nga, Iran, Ấn Độ sẽ họp vào ngày 23/11 tới để đàm phán một dự án chung lớn là hành lang vận tải hàng hóa mới có thể trở thành một lựa chọn rẻ hơn và ngắn hơn cho kênh đào Suez.

Tuyến vận chuyển mới gồm Hành lang Giao thông Bắc- Nam (INSTC) kết nối Ấn Độ Dương với Vịnh Ba Tư qua Iran tới Nga và châu Âu.

"Đó sẽ là tuyến vận tải đa phương thức ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư qua Iran đến Nga và Bắc Âu” - Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Suresh Prabhu cho biết.

Tuyến đường này sẽ giúp giao hàng từ Ấn Độ đến cảng Bandar Abbas của Iran. Sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến Bandar Anzali, cảng của Iran trên Biển Caspian.

Sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển đến cảng phía nam của Nga Astrakhan, từ đó họ sẽ chuyển sang châu Âu bằng đường sắt.

Tuyến đường này có triển vọng trở thành động mạch vận chuyển bởi giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lên tới 40%. Thời gian vận chuyển giữa Mumbai và Moscow sẽ giảm xuống còn 20 ngày. Công suất vận tải hàng năm dự kiến ​​đạt 30 triệu tấn.

"Tất cả các vấn đề có thể được giải quyết để vận hành tuyến đường (INSTC) càng sớm càng tốt" - ông Suresh Prabhu nhấn mạnh.

Hiện tại, các công ty logistics Ấn Độ phải định tuyến các chuyến hàng qua Trung Quốc, châu Âu hoặc Iran để tiếp cận với các thị trường Trung Á. Hai cách trước đây được cho là dài, tốn thời gian và chắc chắn là đắt tiền với tuyến đường qua Iran được xem là khả thi nhất.

Việc giao hàng thử nghiệm theo phương pháp mới đã diễn ra vào năm 2014.

Đến nay, Ấn Độ cũng đã cam kết 500 triệu USD để phát triển cảng Chabahar của Iran, chiến lược này rất quan trọng để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng tới Afghanistan và né được căng thẳng lãnh thổ giữa nước này với Pakistan trên khu vực Kashmir.

Dự án INSTC đầy tham vọng được cho là mặt sau của sáng kiến rộng lớn hơn mang tên "Một vành đai - Một con đường" mà Trung Quốc đang đẩy mạnh. Dự án trị giá nhiều tỷ USD này có khả năng bao gồm tuyến đường Ấn Độ- Iran- Nga vào chuỗi vận chuyển toàn cầu trong lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và thương mại trong tương lai.

Theo Sơn Dương

Báo Đất Việt