1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Mỹ nghi ngờ khả năng Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ từ Nga

Minh Phương

(Dân trí) - Giới chức Nhà Trắng ngày càng mất niềm tin rằng Ukraine có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ đã bị Nga kiểm soát soát trong vòng hơn 4 tháng qua, kể cả khi phương Tây viện trợ thêm vũ khí hạng nặng.

Mỹ nghi ngờ khả năng Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ từ Nga - 1

Nhà máy luyện kim Azovstal ở thành phố Mariupol bị pháo kích (Ảnh: Reuters).

Các cố vấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu tranh luận nội bộ liệu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thay đổi định nghĩa về một "chiến thắng" cũng như có chấp nhận kịch bản Ukraine sẽ bị thu hẹp hay không và chấp nhận như thế nào.

Ông Zelensky tuần trước tuyên bố: "Chúng ta không có lựa chọn nào khác là tiến về phía trước, giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ. Chúng ta cần đẩy lùi đối phương ra khỏi lãnh thổ. Mặc dù chiến tuyến đã kéo dài hơn 2.500km, nhưng chúng ta cảm nhận rằng chúng ta vẫn nắm thế chủ động chiến lược". Nhà lãnh đạo Ukraine "chiến thắng", chấm dứt xung đột vào cuối năm 2022.

Một số quan chức Mỹ cho rằng, ông Zelensky có thể sẽ phải bắt đầu giảm bớt kỳ vọng về mục tiêu mà quân đội Ukraine thực sự đạt được. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng, những đánh giá có phần kém lạc quan này không có nghĩa là Mỹ có ý định gây sức ép buộc Ukraine đưa ra các nhượng bộ về lãnh thổ với Nga để chấm dứt xung đột. Họ vẫn hy vọng Ukraine có thể giành lại phần lớn lãnh thổ đã mất bằng một cuộc phản công vào khoảng cuối năm nay.

Mỹ nghi ngờ khả năng Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ từ Nga - 2

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).

"Liệu Ukraine có thể lấy lại lãnh thổ được lãnh thổ hay không phụ thuộc phần lớn, nếu không muốn nói là hoàn toàn, vào sự hỗ trợ mà họ nhận được", một quan chức giấu tên của Nhà Trắng nhận định. Quan chức này cho biết, Ukraine đã chính thức đề nghị Mỹ viện trợ tối thiểu 48 hệ thống rocket phóng loạt, nhưng đến nay Lầu Năm Góc mới cam kết cấp 8 hệ thống.

Một số quan chức Mỹ trong khi đó vẫn tin rằng Ukraine có thể đảo ngược tình thế như họ đã làm được ở giai đoạn đầu xung đột khi đẩy lùi quân đội Nga khỏi khu vực Kiev.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiếp tục liên lạc với những người đồng cấp Ukraine và tuần trước đã dành hàng giờ đồng hồ điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine để thảo luận về các nỗ lực có thể giúp nước này giành lại lãnh thổ.

Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ họp với lãnh đạo các nước đồng minh ở châu Âu. Chủ nhân Nhà Trắng được cho là sẽ kêu gọi đồng minh tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Đầu tháng 6, ông Biden từng bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường, từ đó vị thế trên bàn đàm phán cũng được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của phương Tây.

Tuy nhiên, tâm lý lạc quan đó dường như bắt đầu trùng xuống trong khoảng 2 tuần trở lại đây khi quân đội Ukraine chật vật cản đà tiến công của Nga ở Donbass và gánh "tổn thất đau đớn" ở mặt trận này. Mức độ hao tổn khí tài của Ukraine cũng nhanh hơn tốc độ viện trợ của phương Tây.

Một quan chức Mỹ và một nguồn thạo tin tình báo phương Tây đều cho rằng, Ukraine khó tập hợp lực lượng đủ lớn để chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất, đặc biệt trong năm nay. Ukraine có khả năng phản công khi được huấn luyện và tiếp thêm vũ khí, nhưng trong thời gian đó, Nga cũng có cơ hội củng cố lực lượng, do đó không thể đảm bảo điều gì.

Nga hiện kiểm soát phần lớn Donbass, miền Đông Ukraine. Cuối tuần trước, quân đội Ukraine đã rút khỏi thành phố chiến lược Severodonetsk ở tỉnh Lugansk sau nhiều tuần giao tranh khốc liệt. Họ có thể sẽ tiếp tục phải rút khỏi Lysychansk, thành phố lân cận và cũng là chốt chặn cuối cùng ở Lugansk, nhằm tránh nguy cơ bị bao vây.

Theo Washington Post, New York Times
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm