1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Khả năng cho giải pháp quân sự tại Ukraine

Mọi nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình xung đột Ukraine có thể bị cản trở một khi Hoa Kỳ quyết định hỗ trợ quân sự cho Kiev, theo hãng thông tấn Sputnik (Nga).

Khả năng cho giải pháp quân sự tại Ukraine
 
“Nếu một nước lớn như Hoa Kỳ lựa chọn biện pháp quân sự, nó sẽ kéo theo hàng loạt các bên liên quan chọn giải pháp tương tự chứ không còn chịu ngồi vào bàn ngoại giao nữa,” theo George Kapopoulus, chuyên gia phân tích chính trị từ tạp chí Imerisia (Hy Lạp) nói với Sputnik. Theo ông, Mỹ viện trợ vũ khí cho Kiev còn gây nguy hại tới an ninh EU, cũng giống như khi họ đứng sau hỗ trợ người biểu tình Maidan năm 2013.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu châu Âu tại Belgrade – Stevan Gajic cho rằng nếu Mỹ hỗ trợ quân sự thì thỏa thuận ngừng bắn hiện nay sẽ chỉ như “khoảng thời gian ngắn lấy hơi trước khi cơn bão thực sự đổ bộ.”

Liên quan tới cuộc xung đột căng thẳng giữa quân chính phủ Kiev và phe ly khai tại miền đông Ukraine, Giáo sư Vlad Sobell tại Đại học New York cho rằng quân ly khai tại Donbass hiện đang giành ưu thế. "Washington nhận thức được điều này và họ đứng giữa hai lựa chọn là thỏa hiệp với Moscow và phe ly khai miền đông Ukraine hay leo thang căng thẳng xung đột bằng cách hỗ trợ vũ khí sát thương cho chính quyền Kiev. Song, việc ông Obama có lựa chọn phương án leo thang xung đột tại Ukraine hay không thì chưa rõ", ông Sobell khẳng định.

Các chuyên gia đều tỏ ra nghi ngờ về việc tuân thủ thỏa thuận Minsk, bởi nó được xây dựng dựa trên ý tưởng Mỹ đang tiến hành chính sách chống Nga còn kết thúc xung đột tại miền Đông Ukraine không phải mối quan tâm cũng như lợi ích của họ.

Theo George Kapopoulos, sự tuân thủ thỏa thuận Minsk còn phụ thuộc xem các bên trung gian cho vòng đàm phán đó có đủ sức ảnh hưởng đối với cả 2 bên xung đột hay không.

“Nga có ảnh hưởng mạnh hơn bởi chính phủ không chỉ kiểm soát lực lượng quân đội của chính họ và còn có ảnh hưởng tới cả quân ly khai tại miền Đông Ukraine,” chuyên gia cho biết.

Kapopoulos cũng nói thêm rằng khó có thể đánh giá một cách khách quan “chính phủ Pháp và Đức có khả năng kiểm soát chính phủ Poroshenko - Yatsenyuk tới mức độ nào” và thừa nhận rằng cũng có thể còn có sự chỉ thị từ những nước khác.

Vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc gặp 16 tiếng tại Minsk để bàn về một lệnh ngừng bắn toàn diện, thu hồi các vũ khí hạng nặng tại những điểm nóng nhất, cải cách hiến pháp và phân quyền.

Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm