1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Hiệp 2 cuộc đối đầu Trung - Mỹ tại châu Á

Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ về vai trò lãnh đạo tại châu Á, Bắc Kinh gần đây có vẻ đã giành được ưu thế bất ngờ.

Nỗ lực của Washington nhằm vận động tẩy chay Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng đã chấm dứt với một tình huống trớ trêu, sau khi Anh đã làm điều ngược lại và các quốc gia khác từ Đức tới Hàn Quốc (các đồng minh của Mỹ) đều đồng ý tham gia vào AIIB.

Như biên tập viên của tờ Financial Times David Pilling bình luận, nếu hiệp đấu thứ nhất trên là một thất bại đối với Mỹ, thì hiệp 2 đang ở thế cân bằng. Washington đang tìm lại chiến thắng bằng cách thuyết phục 11 quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương tham gia vào một thỏa thuận thương mại được gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tổng thống Mỹ Obama (
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC năm 2014 ở Bắc Kinh

Được mô tả là sáng kiến thương mại quan trọng nhất kể từ khi vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra năm 2001 sụp đổ. TPP có thể kết nối 2 nền kinh tế lớn của thế giới - Mỹ và Nhật Bản - vào trong một khối chiếm 40% sản lượng hàng hóa toàn cầu. Những người ủng hộ thỏa thuận này cho rằng hiệp định này cũng là một sự tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực tại một thời điểm mà sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, tỷ lệ đặt cược vẫn rất cao. Nếu TPP thất bại hoặc không hoàn tất - nó sẽ là một thất bại nữa của Mỹ. TPP không có sự tham gia của Trung Quốc. Đó có thể là một sự thiếu sót, nhưng cũng có thể là điều chính xác. Mỹ không mời Trung Quốc tham gia TPP là có 2 mục đích. Hiệp định này là một chính sách “xoay trục kinh tế” tới châu Á, cam kết thương mại của Washington nhằm duy trì sự can dự quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, điều này dường như đã khiến các đồng minh của Mỹ không hài lòng.

Hầu hết các nước đều bày tỏ quan ngại rằng một vài điều khoản can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Thực vậy, TPP ngoài việc giảm thuế quan để giải quyết vấn đề “các rào cản sau biên giới” được cho là cản trở hoạt động thương mại và đầu tư , chúng bao gồm các quy trình đấu thầu, quy định tài chính, quy tắc bảo vệ dữ liệu và các luật sở hữu trí trí tuệ. Những người phản đối từ Australia tới Nhật Bản cho rằng đây không phải là “lòng nhân từ” của Mỹ, mà là một điều lệ để can thiệp vào tất cả mọi thứ từ giá dược phẩm đến quảng cáo thuốc lá.

Một lý do khác đó là: Mỹ hy vọng rằng Trung Quốc, sau khi bị “xem thường” vì không được mời gia nhập TPP, có thể sẽ thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành cải cách nền kinh tế để tham gia ở giai đoạn sau. Một số người ở Bắc Kinh thực sự muốn gọi đó là sự lừa gạt của Washington thông qua việc tìm kiếm thành viên của TPP. Ít nhất là về mặt lý thuyết, Trung Quốc đang di chuyển theo một hướng mà có thể có lợi cho mục tiêu trên bằng cách cho phép một vai trò lớn hơn đối với các lực lượng thị trường.

Tuy nhiên, sẽ là nực cười nếu tưởng tượng rằng điều này truyền cảm hứng để Bắc Kinh tiến hành cải cách nhanh hơn nhằm trở thành thành viên của một câu lạc bộ mà nước này miễn cưỡng được mời. Hơn nữa, Bắc Kinh đang ủng hộ một sáng kiến thương mại thay thế trong khu vực - Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Điều đáng nói đó là một câu lạc bộ mà Mỹ không được mời.

Dù sao TPP cũng được coi là một trong những bức tranh tốt nhất trong di sản chính sách đối ngoại của ông Obama. Nếu vậy, ông có thể thỏa hiệp một cách tốt hơn trong đảng của ông. Nhưng Tổng thống Obama vẫn không thoải mái dựa vào việc đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội để cấp cho ông quyền ưu tiên mà ông cần để thông qua TPP.

Thậm chí nếu TPP cuối cùng được thông qua, cơ hội mà nó mang lại cũng quá khó để làm hài lòng các đối tác Thái Bình Dương của Washington. Đối với Bắc Kinh, chiến thắng mà AIIB mang lại thực sự đã khiến cho cuộc “tỉ thí ảnh hưởng kinh tế” với Washington tại châu Á trở nên khá thú vị.

Theo Công Thuận/F.T/baotintuc.vn