1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Hé lộ "cuộc giải cứu" người nhà ông Kim Jong-nam

Khi nhân vật được cho là ông Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị giết ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 13-2, đã xuất hiện nỗi lo người nhà của ông ta có thể là mục tiêu kế tiếp.

Không lâu sau vụ sát hại, một tổ chức tập hợp những người Triều Tiên chống đối Bình Nhưỡng đã bí mật đưa Kim Han-sol, con trai ông Kim Jong-nam, cùng với mẹ và em gái anh ta ra khỏi ngôi nhà ở Macau và đưa họ đến một địa diểm an toàn.

Nhóm này, gọi là gọi là Phòng vệ Dân sự Cheollima, đã giữ kín thông tin suốt từ tháng 2 tới nay và chỉ vừa đồng ý hé lộ chiến dịch nói trên với tờ The Wall Street Journal.


Người tự nhận là Kim Han-sol, con trai ông Kim Jong-nam. Ảnh: EPA

Người tự nhận là Kim Han-sol, con trai ông Kim Jong-nam. Ảnh: EPA

Ngày 2-10, tại Malaysia diễn ra phiên tòa xét xử 2 nữ bị cáo Đoàn Thị Hương (Việt Nam) và ), với cáo buộc giết chết người được cho là ông Kim Jong-nam bằng chất độc thần kinh VX.

Một nguồn tin cho biết người nhà ông Kim Jong-nam đã bay đến Đài Bắc, Đài Loan và đợi ở đó khoảng 30 giờ trong căng thẳng trước khi các thủ tục giấy tờ hoàn tất để tiếp tục hành trình.

Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn báo The Wall Street Journal, đại diện của Cheollima không xác nhận tuyến đường sơ tán nói trên và điểm đến cuối cùng của gia đình này. Cheollima cũng từ chối làm cầu nối liên lạc giữa tờ báo và Kim Han-sol hoặc gia đình anh ta.

Thay vào đó, người này chỉ tiết lộ một số bên đã tìm cách can thiệp cuộc sơ tán.

Cheollima cho biết đã tìm kiếm sự giúp đỡ của một số nước trong việc giải cứu người nhà ông Kim Jong-nam. Cụ thể, theo Cheollima, Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan đã hỗ trợ việc đi lại, thị thực hoặc những khâu khác của kế hoạch.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không có thông tin về cuộc giải cứu trong lúc giới chức Mỹ và Hà Lan từ chối bình luận. Cheollima cũng phàn nàn một số nước khác từ chối hỗ trợ nỗ lực của họ, trong đó có Canada. Lúc đó, Canada đang thương lượng với Triều Tiên để đổi lấy sự tự do của một linh mục nước này.

Đại diện của Cheollima tiết lộ thêm gia đình ông Kim Jong-nam đã chủ động liên lạc với họ không lâu sau khi vụ án xảy ra. Đến ngày 7-3, nhóm này công bố một đoạn video, trong đó người xưng là Kim Han-sol, 22 tuổi, trưng ra hộ chiếu của mình, cũng như xác nhận bản thân, mẹ và em gái đã an toàn.

Một số nguồn tin - bao gồm các nhà ngoại giao, một người đào tẩu từng giữ vị trí cao ở Triều Tiên và một nhà hoạt động nhân quyền châu Âu - cho Wall Street Journal hay Cheollima là một tổ chức nhỏ nhưng có quen biết rộng và từng giúp một số người Triều Tiên đào tẩu đến Đông Nam Á thông qua Trung Quốc.

Theo các nguồn tin trên, Cheollima bao gồm một số người Triều Tiên và có quan hệ tốt với nhiều chính phủ nước ngoài. "Họ di chuyển rất nhanh và được các quan chức cao cấp của nhiều nước bật đèn xanh" - nhà hoạt động nhân quyền nói.

Cheollima cho biết họ đồng ý tiết lộ một số chi tiết về cuộc giải cứu người nhà ông Kim Jong-nam nhằm thu hút sự quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn của cộng đồng quốc tế đối với những hoạt động tương tự trong tương lai.

Số người Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc từ tháng 1 tới tháng 8 năm nay là 780 người, giảm gần 13% so với năm ngoái. Đây là số liệu của chính phủ Hàn Quốc.

Theo P.Võ

Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm