1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

EU: Tranh chấp khí đốt Nga-Ukraine đạt được bước đột phá

(Dân trí) - Trong một động thái “đảo chiều” gây ngạc nhiên, Thủ tướng Nga Putin hôm qua đã đồng ý về các điều kiện triển khai giám sát viên khi đốt ở Ukraine, dọn đường cho việc tiến tới chấp dứt cuộc khủng hoảng năng lượng đã lan khắp châu Âu.

EU: Tranh chấp khí đốt Nga-Ukraine đạt được bước đột phá - 1

Người dân ở ngoại ô Sofia, Bulgaria chuẩn bị củi cho mùa đông 

 

Diễn biến bất ngờ này xuất hiện chỉ vài giờ sau cuộc thương lượng do Liên minh châu Âu (EU) bảo trợ ở Brussels (Bỉ) bị hoãn do bất đồng về cơ chế giám sát. Chủ tịch EU tại Prague cho biết ông Putin và người đồng cấp Séc, Thủ tướng Mirek Topolanek đã đạt được bước đột phá mong đợi lâu nay. 

 

Trong một tuyên bố, EU cho biết hai ông Topolanek và Putin đã đạt được thoả thuận trên trong cuộc điện đàm “về các điều kiện triển khai uỷ ban giám sát tại tất cả các địa điểm có liên quan đến luồng khí đốt đi qua”. “Triển khai được uỷ ban giám sát, có nghĩa là nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho các quốc gia EU sẽ lại được khôi phục”, tuyên bố nói, cho biết thêm rằng chi tiết sứ mệnh của uỷ ban này sẽ được đưa ra vào ngày mai, 10/1, khi các giám sát viên EU đến Ukraine.

 

Vẫn theo EU, ông Topolanek đã tham vấn Thủ tướng Đức Angela Merkel về nội dung cuộc điện đàm này. 

 

Trước đó, ông Putin tuyên bố Nga ủng hộ đề xuất của bà Merkel gửi các chuyên gia EU đến giám sát hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine. Ông Putin cho rằng “việc này nên được thực hiện ngay”.

 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có xác nhận từ phía Nga và Ukraine về thoả thuận này và vẫn chưa rõ khi nào Nga sẽ nối lại các hoạt động cung cấp năng lượng mà nước này đã cắt đứt do bất đồng về giá cả từ hồi đầu tuần. 

 

Quyết định cắt cung cấp của Nga đã ảnh hưởng rất lớn đến Đông Âu, nơi hàng nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa khi nhiệt độ không khí xuống dưới điểm đóng băng. 

 

Hôm qua, ông Putin đã ra lệnh cho tập đoàn Gazprom khóa van toàn bộ mạng lưới chuyển tải khí đốt cho châu Âu qua lãnh thổ Ukraine. Đồng thời Tổng thống Nga Medvedev đưa ra điều kiện để mở van trở lại là phải thiết lập một cơ chế kiểm soát, với sự tham gia của các chuyên gia Nga, Ukraine và quan sát viên châu Âu. Chính quyền Kiev cũng chấp nhận điều kiện này.

 

Hiện nay, 11 nước châu Âu đã không nhận được khí đốt của Nga. Cần lưu ý là một phần tư nhu cầu tiêu thụ khí đốt của châu Âu do Nga cung cấp và 80% lượng khí này được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ukraine.

 

Theo giới chuyên gia, phải mất từ 2 đến 3 ngày thì mới có thể triển khai được hệ thống quan sát viên đến giám sát việc Nga cung ứng khí đốt cho châu Âu qua lãnh thổ Ukraine.

 

Dư luận cho rằng uộc khủng hoảng kéo dài không có lợi cho cả Nga lẫn Ukraine. Nga không những mất uy tín mà còn sẽ phải trả tiền phạt rất nặng dự kiến trong các hợp đồng. Trong tình trạng kinh tế tài chính của Nga hiện nay, thì điện Kremlin  rất cần  tiền của châu Âu.  

 

Đối với Ukraine cũng vậy, không kể vấn đề uy tín quốc gia trung chuyển khí, kinh tế của nước này đang trong tình trạng lụi bại. Về khía cạnh chính trị, gần đến giai đoạn bầu cử  tổng thống , giới lãnh đạo Ukraine cũng cần một lối thoát.

 

Tuy nhiên còn một điểm bất đồng quan trọng khác khiến Maxcơva và Ukraine khó  thể đạt đồng thuận: đó là giá khí đốt mà Maxcơva ấn định cho Kiev vào năm 2009 này. Tổng thống Nga đã nói rất rõ: thời kỳ giá ưu đãi đối với Ukraine đã qua rồi. Nga muốn Ukraine phải  trả giá mới, gần 500USD cho1.000 mét khối khí. Ukraine, khó thể nào “nuốt trôi” một giá biểu tăng ngoạn mục như thế.

 

Trà Giang

Theo AFP, AP