1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

EU sợ Dòng chảy phương Bắc 2 đổ bể vì Mỹ

EU lo ngại các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga sẽ ảnh hưởng tới cả nền kinh tế cùng các lợi ích về an ninh năng lượng của tổ chức này.

Nỗi lo của EU

Theo Reuters, Liên minh châu Âu (EU) hôm 23/7 đã đề nghị giới lập pháp Mỹ hợp tác với các đối tác châu Âu khi thực hiện các nỗ lực trừng phạt nhằm vào Nga, trong bối cảnh Washington vừa thông qua những quy định mới cho phép mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

EU cảnh báo rằng, những hành động đơn phương của Washington có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự đoàn kết của khối liên minh xuyên Đại Tây Dương và có khả năng gây ra những hậu quá khó lường.

Mới đây đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ Mỹ đã đạt được một thỏa thuận nhằm phá bỏ mọi rào cản trong việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Một khi dự luật này được thông qua, sẽ cho phép Quốc hội Mỹ ngăn chặn nỗ lực giảm nhẹ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga của Tổng thống Donald Trump.

Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga là một phần của Đạo luật Chống hoạt động gây bất ổn của Iran, nhưng không chỉ nhằm vào riêng Iran mà cả CHDCND Triều Tiên.

Được thông qua tại Thượng viện vào hồi tháng trước, các biện pháp này còn áp đặt cả các lệnh trừng phạt kinh tế mới nhằm vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Nga.


Hạn chế quyền lực của Tổng thống Donald Trump, Quốc hội Mỹ tiến tới lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga

Hạn chế quyền lực của Tổng thống Donald Trump, Quốc hội Mỹ tiến tới lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga

Trong số các đề xuất trừng phạt mới nhằm vào Nga, có những quy định nhằm mục đích đưa ra các lệnh trừng phạt mới đối với một số cá nhân đang bỏ vốn đầu tư vào dự án xây dựng đường ống dẫn dầu khí ở Nga. Nó cũng đưa ra nhiều biện pháp gây ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng đường ống dẫn dầu có tên ''Nord Stream 2'' của tập đoàn dầu khí Gazprom (Nga).

Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để thông qua dự luật này vào ngày 25/7, còn Brussels lại thể hiện rõ sự phản đối của mình về dự luật này trước khi nó được Thượng viện thông qua.

Bên cạnh đó EU còn thúc giục Washington nên xem xét lại về các lợi ích của châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu Mỹ hợp tác hơn trong nỗ lực cấm vận Nga, cụ thể là hợp tác với EU và các thành viên còn lại của nhóm các nền kinh tế hàng đầu G7.

''Dự luật về các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga/Iran chủ yếu được đưa ra do quyết định từ bên trong nước Mỹ. Chúng tôi đã liên tiếp nhắc lại, điều quan trọng là các biện pháp cấm vận mới cần phải được phối hợp giữa các đối tác quốc tế nhằm duy trì sự đoàn kết giữa các đối tác về lệnh trừng phạt'', EC tuyên bố.

Tổ chức này lo ngại rằng, các biện pháp trừng phạt được thảo luận tại Quốc hội Mỹ có thể gây ra những hậu quả không lường trước, không chỉ ảnh hưởng tới khối đồng minh xuyên Đại Tây Dương, G7, mà còn tới cả nền kinh tế cùng các lợi ích về an ninh năng lượng của EU.

EU cũng kêu gọi Quốc hội cùng chính quyền Mỹ cam kết với các đối tác của mình, trong đó có EU, rằng sẽ đảm bảo sự hợp tác giữa hai bên trong vấn đề cấm vận Nga để tránh các hậu quả mà các biện pháp này có thể gây ra.

Mất nhiều hơn được

Trước khi giới lập pháp Mỹ dọn hết các rào cản đối với dự luật trên, một số các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ - bao gồm ExxonMobil, General Eleectric và Boeing, cũng như MasterCard và Visa đã bày tỏ lo ngại rằng, các biện pháp trừng phạt cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của họ, hơn là ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga.

Đức và Áo hiện là hai nước đặc biệt lên tiếng mạnh mẽ về việc giới nghị sỹ Mỹ thông qua dự luật hồi tháng trước. Một tuyên bố chung được Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel và Thủ tướng Áo Christian Kern đưa ra cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới cung ứng năng lượng của khối EU gồm 28 thành viên.

''Chúng tôi không thể chấp nhận mối đe dọa đến từ các lệnh trừng phạt không hợp pháp và đặc quyền gây ảnh hưởng tới các công ty của châu Âu...Nguồn cung ứng năng lượng của châu Âu là một vấn đề với chúng tôi, chứ không phải vấn đề của Mỹ'', tuyên bố nhấn mạnh.

Hiện có một số các công ty năng lượng có liên quan tới dự án xây dựng đường ống ''Nord Stream 2'', trong đó chuyển khí đốt của Nga qua biển Baltic tới Đức. Đường ống dẫn khí này được xây dựng nhằm tăng nguồn cung ứng năng lượng tới châu Âu.


EU lo ngại Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đổ bể vì lệnh trừng phạt mới của Mỹ

EU lo ngại Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đổ bể vì lệnh trừng phạt mới của Mỹ

Hồi đầu tuần trước, Ngoại trưởng Đức Gabriel cũng đề xuất về việc từng bước gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, sau khi chứng kiến các tiến triển tích cực trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Hiện nay, nhu cầu của Đức và nhiều nước châu Âu về khí đốt Nga đang ngày một tăng nhanh. Trong năm 2016, Gazprom cung cấp cho Đức một khối lượng khí đốt kỷ lục - 49,8 tỷ m3, nhiều hơn 10% so với năm 2015.

Trong tháng 2/2017, lượng hàng khí đốt Nga cung cấp cho người tiêu dùng Đức tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong quý I năm 2017, kế hoạch xây dựng Dòng chảy phương Bắc-2 phải được trình lên cho các nhà quản lý ở Phần Lan, Đan Mạch và Đức.

Việc khởi công xây dựng đường ống sẽ diễn ra vào tháng Tư năm 2018, và Dòng chảy phương Bắc-2 dự kiến sẽ được khánh thành đưa vào hoạt động ​​vào cuối năm 2019.

Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, hôm cuối tuần qua nói rằng chính quyền Moscow có quan điểm ''cực kỳ tiêu cực'' về các diễn biến mới liên quan tới dự luật trừng phạt được Quốc hội Mỹ thảo luận.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã cảnh báo rằng, bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào nhằm vào Nga sẽ chỉ khiến cho mối quan hệ Nga-Mỹ càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo Thục Quyên

Báo Đất việt