1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Elon Musk đáp trả chỉ trích phản quốc vì không giúp Ukraine tấn công Crimea

Minh Phương

(Dân trí) - Tỷ phú Elon Musk bác bỏ chỉ trích cho rằng ông "phản quốc" vì từ chối giúp Ukraine tấn công hạm đội của Nga ở Crimea.

Elon Musk đáp trả chỉ trích phản quốc vì không giúp Ukraine tấn công Crimea - 1

Tỷ phú Elon Musk (Ảnh: AFP).

"Tôi là công dân Mỹ và chỉ mang một hộ chiếu đó. Cho dù có chuyện gì xảy ra, tôi cũng sẽ chiến đấu vì nước Mỹ và chết ở nước Mỹ", ông viết trên mạng xã hội X, trước là Twitter, vào ngày 11/9.

Ông bình luận thêm: "Mỹ không tuyên chiến với Nga, nên nếu nói ai phản quốc thì là chính những người đã cáo buộc tôi như vậy".

Bình luận được đưa ra nhằm đáp trả những chỉ trích ông "phản quốc" vì ông từ chối hỗ trợ Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào lực lượng hải quân Nga ở bán đảo Crimea.

Sự việc bắt đầu từ năm ngoái khi ông Musk không cho phép hải quân Ukraine sử dụng mạng vệ tinh Starlink của mình để hướng dẫn các máy bay không người lái thực hiện một cuộc tấn công chống lại Hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea.

Khi thông tin này được tiết lộ vào tuần trước, các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng ông là "kẻ phản bội". Trợ lý tổng thống Ukraine Mikhail Podoliak chỉ trích hành động của ông là "phạm tội" và "tiếp tay cho tội ác".

"Một số sai lầm không chỉ là sai lầm. Với việc ngăn máy bay không người lái Ukraine phá hủy một phần hạm đội Nga thông qua sự hỗ trợ của Starlink, Elon Musk đã cho phép hạm đội này phóng tên lửa Kalibr vào các thành phố của Ukraine", ông lập luận.

Giám đốc điều hành Tesla và cũng là người sáng lập SpaceX đã cho Ukraine sử dụng miễn phí hơn 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Mục đích của ông là giúp người Ukraine duy trì truy cập internet và liên lạc trong thời gian chiến sự.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng chỉ ra rằng Starlink là một công cụ quan trọng đối với hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Tuy nhiên, ông Musk bày tỏ lo ngại về việc mạng lưới của mình bị sử dụng cho mục đích tấn công và có khả năng góp phần đẩy cuộc xung đột đi xa hơn. Do đó, ông đã từ chối lời thỉnh cầu của Kiev về việc mở rộng phạm vi phủ sóng Starlink của Ukraine tới tận Sevastopol.

"Nếu tôi đồng ý với yêu cầu của họ, SpaceX rõ ràng sẽ trở thành đồng phạm nhằm khiến cuộc xung đột leo thang", ông Musk giải thích.

Trong một diễn biến liên quan khác, Washington Post dẫn nội dung trích từ cuốn sách tiểu sử Elon Musk của tác giả Walter Isaacson sắp ra mắt cho biết, trước khi ngắt kết nối Starlink và khiến 6 thiết bị không người lái của Ukraine không thể hoạt động, ông Musk đã tham khảo ý kiến của Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov.

Ông Antonov đã nói với tỷ phú Musk rằng, một cuộc tập kích vào bán đảo Crimea của lực lượng Ukraine "có thể dẫn tới đáp trả bằng hạt nhân".

Ông chủ SpaceX sau đó nhận định, nếu giúp Ukraine sử dụng Starlink để tấn công Crimea, đó có thể là "thảm họa cho thế giới". Do vậy, ông bí mật chỉ đạo các kỹ thuật của mình ngắt phủ sóng Starlink trong phạm vi 100km tính từ bờ biển Crimea. Ông không thay đổi quyết định bất chấp những lời kêu gọi của Ukraine.

Ngoài ra, theo cuốn sách, ông Musk cũng thảo luận vấn đề này với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Mark Milley. Ông nêu rõ quan điểm không ủng hộ sử dụng Starlink cho mục đích tấn công.

Ukraine, Nga cũng như bản thân tỷ phú Musk chưa bình luận về thông tin trên.

Theo RT
Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine