Đối thoại Shangri-La và vai trò của ngoại giao quốc phòng
Ngoại giao quốc phòng, mà tiêu biểu là hình mẫu Đối thoại Shangri-La, hứa hẹn sẽ là cơ chế đa phương về an ninh và quốc phòng có đầy đủ khả năng trong việc định hình nền tảng an ninh của khu vực trong thời gian tới.
Những điểm nóng về an ninh này một mặt đe dọa trực tiếp đến an ninh của các quốc gia có tranh chấp, mặt khác tác động không nhỏ đến vấn đề an ninh hàng hải và lợi ích của các quốc gia không liên quan tới tranh chấp.
Tương tự, sự trỗi dậy của Trung Quốc với quá trình phát triển mạnh mẽ về quốc phòng khiến các nước láng giềng quan ngại, nghi ngờ về các động thái quân sự của cường quốc này.
Ảnh: Erin A. Kirk-Cuomo |
Thế nhưng, ARF với ASEAN là trọng tâm và thành phần tham gia chỉ là các Bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khu vực, còn các chuyên gia của CSCAP thì không có tác động nhiều đến quyết sách quốc gia, những vấn đề về an ninh vẫn chưa được đạt được hiệu quả trao đổi do chưa "đúng người - đúng bệnh".
Vẫn còn một cơ chế ngoại giao quốc phòng khác hiện nay đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khu vực: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng của ASEAN (ADMM +). Thế nhưng, cơ chế ngoại giao kênh 1 này mặc dù có sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng, tuy nhiên vẫn chưa chứng tỏ được năng lực trong việc tìm kiếm các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực. Với hạt nhân là một ASEAN không có sự đoàn kết và thống nhất về quan điểm, cơ chế này dễ dàng chịu tác động chia rẽ từ nhân tố Trung Quốc.
Có thể nhận ra được "bài toán" tạo dựng một mô hình ngoại giao quốc phòng đa phương hiệu quả cần đảm bảo được 2 yếu tố: tính chính danh (sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng) và tính đa phương (không chịu sự chi phối của một quốc gia). Mô hình Đối thoại Shangri-La có lẽ về lý thuyết đảm bảo được cả 2 yếu tố trên khi vừa có sự tham gia của các quan chức và các chuyên quốc phòng của các nước, vừa đảm bảo có sự hiện diện của nhiều đối trọng quyền lực trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, ... và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Chính vì thế, cơ chế ngoại giao quốc phòng này không đơn thuần tạo điều kiện để các vấn đề an ninh khu vực được bàn luận đa phương; mà còn tạo điều kiện cho các quốc gia tự tổ chức các buổi gặp gỡ, tạo dựng các cam kết an ninh quốc phòng cho riêng mình. Cho đến sau năm 2011, khi nước Mỹ tuyên bố chiến lược xoay trục hướng về Châu Á, các nội dung nghị sự nổi bật được đề cập là tự do hàng hải ở biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực và đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn luôn hiện diện tại Shangri-la suốt tứ năm 2004 đến nay, trong khi những người đồng cấp bên phía Trung Quốc không muốn tham gia Hội nghị do cơ chế đa phương của nó ảnh hưởng tới một số lợi ích về quốc phòng và an ninh của Bắc Kinh.
Các Bộ trưởng Quốc phòng của Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) hay ARF khi họ có thể đối thoại song phương với từng nước có liên quan. Thế nhưng, liệu chăng "ngày hội" Shangri-La có thật sự là viên gạch nền tảng cho việc thể chế hóa an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương? Điều đó còn tùy vào ai là "nhân vật chính" của ngày hội, là an ninh chung của khu vực, là Trung Quốc, hay là Hoa Kỳ?
Đối thoại Shangri-La được coi là một trong những diễn đàn an ninh lớn và quan trọng nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 5/6 tập trung vào những vấn đề an ninh nóng bỏng nhất hiện nay. Năm nay, điều được đặc biệt chú ý chính là việc tham gia và đọc Diễn văn chính thức (Keynote speech) của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo giáo sư Carl Thayer, việc đọc diễn văn mở màn là một trách nhiệm vô cùng nặng nề khi phải trình bày rõ ràng về các chính sách đối ngoại, an ninh và phòng thủ của Việt Nam, tuy nhiên điều này cũng mở ra một cơ hội hiếm có để Thủ tướng Việt Nam có thể đóng vai trò then chốt trong việc định hình các cuộc thảo luận sau đó nếu ông đưa ra được một bài diễn văn mở màn thật hay vào buổi tối khai mạc hội nghị. Từ đó gia tăng uy tín và vị thế của Việt Nam như một quốc gia nỗ lực đóng góp vào an ninh chung của khu vực. Hơn nữa, sự tham gia của Thủ tướng Việt Nam, thay vì bộ trưởng hoặc thứ trưởng như hàng năm được Tiến sỹ John Chipman, Tổng giám đốc và CEO của IISS (đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La) nhìn nhận như một nhân tố quan trọng, có thể tạo ra sức nặng đáng kể trong các buổi thảo luận cốt lõi về các vấn đề an ninh khu vực. |