1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cựu nhân viên CIA phanh phui bê bối nghe lén của chính phủ Mỹ

(Dân trí) - Một cựu nhân viên kỹ thuật của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã tiết lộ hàng loạt thông tin về chương trình nghe lén bí mật của chính phủ Mỹ, vốn gây nhiều tranh cãi trong những ngày gần đây.

Cựu kỹ thuật viên CIA Edward Snowden.

Cựu kỹ thuật viên CIA Edward Snowden.

Cựu nhân viên CIA được tờ Guardian của Anh tiết lộ là Edward Snowden, 29 tuổi, hiện đang làm việc cho nhà thầu quốc phòng Allen Hamilton. Guardian cho hay danh tính của Snowden được tiết lộ theo yêu cầu của chính anh này.

Các tiết lộ gần đây cho biết các cơ quan chính Mỹ đã bí mật thu thập hàng triệu cuộc điện thoại và giám sát dữ liệu trên internet.

Một phát ngôn viên văn phòng Giám đốc an ninh quốc gia cho biết vụ việc làm rỏ rỉ chương trình theo dõi giờ đây đã được chuyển sang Bộ tư pháp như một vấn đề hình sự.

Guardian dẫn lời Snowden cho hay anh này đã bay tới Hong Kong hôm 20/5, nơi anh tự giam mình trong một khách sạn.

"Tôi không muốn sống trong một xã hội vốn làm những điều đó... Tôi không muốn sống trong một thế giới tất cả những gì tôi nói và làm đều bị thu âm", Snowden nói.

Khi được hỏi về những điều có thể xảy ra với mình, anh đáp: "Không có gì tốt đẹp đâu". Snowden cho hay anh đến Hong Kong vì nơi này có truyền thống tự do ngôn luận.

Trong một tuyên bố, Booz Allen Hamilton đã xác nhận rằng Snowden là nhân viên của công ty này trong chưa đầy 3 tháng. "Nếu đúng, hành động này

Chương trình theo dõi bị đưa ra ánh sáng như thế nào?

 

5/6: Tờ Guardian đưa tin rằng NSA đang thu thập dữ liệu điện thoại của hàng triệu khách hàng Mỹ của công ty Verizon theo lệnh của một tòa án bí mật cấp cao.
 
6/6: GuardianWashington Post cho biết NSA và FBI đang can thiệp trực tiếp vào các công ty internet Mỹ để theo dõi liên lạc internet trong một chương trình có tên gọi Prism.
 
7/6: Guardian đưa tin Tổng thống Obama đã yêu cầu các cơ quan tình báo lập danh sách các mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấn công mạng của Mỹ.
 

8/6: Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper gọi vụ rò rỉ là "gây tổn thương".

 

9/6: Guardian công bố danh tính người tiết lộ chương trình theo dõi của chính phủ Mỹ là cựu kỹ thuật viên CIA Edward Snowden.

 

của Snowden vi phạm nghiêm trọng quy tắc ứng xử và các giá trị cốt lõi của công ty chúng tôi", tuyên bố viết.

Tiết lộ chấn động
 
Vụ tiết lộ đầu tiên diễn ra vào tối 5/6, khi Guardian đưa tin rằng một tòa án bí mật của Mỹ đã yêu cầu công ty điện thoại Verizon chuyển giao cho Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) hàng triệu dữ liệu cuộc điện thoại.

Các dữ liệu bao gồm các số điện thoại, thời lượng đàm thoại, thời gian, ngày tháng và địa điểm.

Sau đó, tờ Washington Post Guardian đưa tin thêm, NSA đã can thiệp trực tiếp vào máy chủ của 9 công ty
internet, trong đó có Facebook, Google, Microsoft và Yahoo, để theo dõi các liên lạc trực tuyến trong một chương trình có tên gọi Prism.

Tất cả các công ty internet đã từ chối cho phép chính phủ Mỹ tiếp cận các máy chủ của họ.

Prism được tin là đã cho giúp NSA và FBI tiếp cận các email, các cuộc trò chuyện trên mạng và các liên lạc khác trực tiếp từ máy chủ của các công ty internet lớn tại Mỹ.

Dữ liệu được sử dụng để theo dõi các công dân nước ngoài bị tình nghi khủng bố hoặc gián điệp. NASA cũng đang thu thập các cuộc điện thoại của các khách hàng Mỹ, nhưng không thu âm nội dung các cuộc trò chuyện.

Hôm 8/6, Giám đốc an ninh quốc gia Mỹ James Clapper đã gọi các hành động tiết lộ trên là "gây tổn thương". "Tôi hi vọng có thể tìm ra người nào làm việc này, vì điều này gây tổn hại nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự an toàn cũng như an ninh quốc gia của Mỹ", ông Clapper nói trong cuộc phỏng vấn với đài NBC.

Prism được thành lập vào năm 2007 nhằm cho phép sự giám sát sâu rộng đối với các liên lạc trực tiếp và lưu giữ thông tin về người ngoại quốc ở nước ngoài.

Nội dung của các cuộc trò chuyện qua điện thoại được bảo vệ theo Hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, thông tin được chia sẻ với bên thứ 3, như các công ty điện thoại, thì nằm ngoài phạm vi bị cấm. Điều đó có nghĩa là dữ liệu về các cuộc điện thoại, như thời gian và thời lượng, có thể bị thu thập bởi giới chức chính phủ.

Văn phòng của ông Clapper đã đưa ra một tuyên bố hôm 8/6 nói rằng tất cả các thông tin thu thập được theo chương trình Prism đều được thực hiện với sự phê chuẩn của Tòa án giám sát tình báo nước ngoài (Fisa).

Prism được cho phép theo những thay đổi trong luật giám sát của Mỹ được thông qua dưới thời Tổng thống George Bush và được gia hạn hồi năm ngoái dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Hôm 7/6, ôn Obama đã bảo vệ các chương trình theo dõi, nói rằng điều này là cần thiết nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố.

"Không ai nghe các cuộc điện thoại của các bạn. Đó không là mục đích của chương trình này", ông Obama nói, nhấn mạnh rằng các chương trình đều được quốc hội Mỹ cho phép.

An Bình
Theo BBC