1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Cuộc sống tại Guam giữa “tâm bão” khẩu chiến Mỹ - Triều Tiên

(Dân trí) - Cuộc sống trên hòn đảo Guam của Mỹ dường như không có nhiều biến động và mọi hoạt động của người dân trên đảo du lịch “thiên đường” này vẫn diễn ra bình thường, bất chấp lời cảnh báo về nguy cơ tấn công bằng tên lửa của Triều Tiên trong những ngày gần đây.


Đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương, đã trở thành cái tên gây chú ý trong những ngày gần đây sau khi Triều Tiên tuyên bố đang xem xét kế hoạch tấn công tên lửa vào hòn đảo. Tuy nhiên, cuộc sống tại hòn đảo du lịch nổi tiếng này dường như không có nhiều biến động. Trong ảnh: Khách du lịch đổ về bãi biển Tumon ở Guam hôm 10/8.

Đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ nằm ở Tây Thái Bình Dương, đã trở thành cái tên gây chú ý trong những ngày gần đây sau khi Triều Tiên tuyên bố đang xem xét kế hoạch tấn công tên lửa vào hòn đảo. Tuy nhiên, cuộc sống tại hòn đảo du lịch nổi tiếng này dường như không có nhiều biến động. Trong ảnh: Khách du lịch đổ về bãi biển Tumon ở Guam hôm 10/8.

Đảo Guam là nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự với sự hiện diện của hàng loạt máy bay chiến đấu cũng như các tàu hải quân. Mặc dù lời cảnh báo tấn công của Triều Tiên có thể khiến nhiều nước lo ngại, nhưng theo Reuters, không có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng hoảng loạn hay một cuộc di dân trên hòn đảo 163.000 dân này trong những ngày qua. Trong ảnh: Khách du lịch đi bộ dọc theo một con đường ở Guam hôm 10/8.
Đảo Guam là nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự với sự hiện diện của hàng loạt máy bay chiến đấu cũng như các tàu hải quân. Mặc dù lời cảnh báo tấn công của Triều Tiên có thể khiến nhiều nước lo ngại, nhưng theo Reuters, không có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng hoảng loạn hay một cuộc di dân trên hòn đảo 163.000 dân này trong những ngày qua. Trong ảnh: Khách du lịch đi bộ dọc theo một con đường ở Guam hôm 10/8.

Guam được ví như một tàu sân bay vĩnh cửu của Mỹ ở Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Washington. Hiện Mỹ đang duy trì căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân Guam trên đảo. Với vẻ đẹp thiên nhiên sẵn có, Guam cũng là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong ảnh: Một góc bãi biển Tumon tại Guam.
Guam được ví như một tàu sân bay vĩnh cửu của Mỹ ở Thái Bình Dương và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quân sự của Washington. Hiện Mỹ đang duy trì căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân Guam trên đảo. Với vẻ đẹp thiên nhiên sẵn có, Guam cũng là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là khách từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong ảnh: Một góc bãi biển Tumon tại Guam.

Clarissa Baumgartner, cư dân 25 tuổi sống tại Guam, cho biết lời đe dọa của Triều Tiên về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào hòn đảo này không có gì đáng lo ngại. “Tôi thực sự không quá lo lắng về việc đó. Tôi cảm thấy đó là một ý tưởng khá ngớ ngẩn để có thể thực sự xảy ra”, Clarissa cho biết. Trong ảnh: Khách du lịch xếp hàng chờ xe buýt ở Guam.
Clarissa Baumgartner, cư dân 25 tuổi sống tại Guam, cho biết lời đe dọa của Triều Tiên về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào hòn đảo này không có gì đáng lo ngại. “Tôi thực sự không quá lo lắng về việc đó. Tôi cảm thấy đó là một ý tưởng khá ngớ ngẩn để có thể thực sự xảy ra”, Clarissa cho biết. Trong ảnh: Khách du lịch xếp hàng chờ xe buýt ở Guam.

Baumgartner, nhân viên giám sát tại một cửa hàng quần áo tại Guam, cho biết cô tin rằng lực lượng Mỹ đang đồn trú tại hai căn cứ quân sự trên đảo sẵn sàng can thiệp nếu Triều Tiên phát lệnh tấn công. “Tôi biết Guam là một mục tiêu tấn công hàng đầu vì đây là khu vực quan trọng của Mỹ. Nhưng tôi cũng tin rằng chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ chúng tôi. Vì thế tôi cảm thấy vẫn ổn”, Baumgartner nói.
Baumgartner, nhân viên giám sát tại một cửa hàng quần áo tại Guam, cho biết cô tin rằng lực lượng Mỹ đang đồn trú tại hai căn cứ quân sự trên đảo sẵn sàng can thiệp nếu Triều Tiên phát lệnh tấn công. “Tôi biết Guam là một mục tiêu tấn công hàng đầu vì đây là khu vực quan trọng của Mỹ. Nhưng tôi cũng tin rằng chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ chúng tôi. Vì thế tôi cảm thấy vẫn ổn”, Baumgartner nói.

Theo tuyên bố của Triều Tiên, nước này có thể sẽ phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung hướng về phía Guam. Đây không phải lần đầu tiên Guam bị đưa vào tầm ngắm. Trước đó, Guam từng phải đối mặt với những lời đe dọa tấn công từ năm 2013, buộc Mỹ phải triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD lên hòn đảo này. Trong ảnh: Người dân Guam tham gia lớp học nhảy Zumba bên trong trung tâm thương mại ngày 10/8.
Theo tuyên bố của Triều Tiên, nước này có thể sẽ phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung hướng về phía Guam. Đây không phải lần đầu tiên Guam bị đưa vào tầm ngắm. Trước đó, Guam từng phải đối mặt với những lời đe dọa tấn công từ năm 2013, buộc Mỹ phải triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD lên hòn đảo này. Trong ảnh: Người dân Guam tham gia lớp học nhảy Zumba bên trong trung tâm thương mại ngày 10/8.

Theo Reuters, trong những ngày này, sân bay quốc tế tại Guam vẫn chật cứng khách du lịch với lượng khách trung bình từ 10.000-15.000 người/ngày. Các cửa hàng và phương tiện giao thông tại Guam vẫn mở cửa hoạt động bình thường để đón khách du lịch.
Theo Reuters, trong những ngày này, sân bay quốc tế tại Guam vẫn chật cứng khách du lịch với lượng khách trung bình từ 10.000-15.000 người/ngày. Các cửa hàng và phương tiện giao thông tại Guam vẫn mở cửa hoạt động bình thường để đón khách du lịch.

Zhao Liang, khách du lịch 35 tuổi từ Trung Quốc, cho biết cô sẽ không cắt ngắn lịch trình chuyến đi của mình ở Guam chỉ vì tuyên bố tấn công của Triều Tiên. “Hầu hết tên lửa của Triều Tiên đều rơi giữa chừng trong quá trình phóng. Vậy nên không có gì phải lo lắng và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục chuyến đi của mình”, Zhao cho biết.
Zhao Liang, khách du lịch 35 tuổi từ Trung Quốc, cho biết cô sẽ không cắt ngắn lịch trình chuyến đi của mình ở Guam chỉ vì tuyên bố tấn công của Triều Tiên. “Hầu hết tên lửa của Triều Tiên đều rơi giữa chừng trong quá trình phóng. Vậy nên không có gì phải lo lắng và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục chuyến đi của mình”, Zhao cho biết.

Thống đốc Guam Eddie Calvo đã mô tả đảo Guam như một “tiểu Hawaii” và trấn an người dân cũng như khách du lịch rằng, khả năng tên lửa Triều Tiên bắn trúng trực tiếp hòn đảo này chỉ là 1/1 triệu. Ông Calvo cho biết để phóng được tới Guam, tên lửa Triều Tiên phải vượt qua rất nhiều lớp của hệ thống phòng thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trong ảnh: Thống đốc Guam trả lời phỏng vấn của Reuters.
Thống đốc Guam Eddie Calvo đã mô tả đảo Guam như một “tiểu Hawaii” và trấn an người dân cũng như khách du lịch rằng, khả năng tên lửa Triều Tiên bắn trúng trực tiếp hòn đảo này chỉ là 1/1 triệu. Ông Calvo cho biết để phóng được tới Guam, tên lửa Triều Tiên phải vượt qua rất nhiều lớp của hệ thống phòng thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trong ảnh: Thống đốc Guam trả lời phỏng vấn của Reuters.

“Chúng tôi cũng quan ngại về những mối đe dọa này, nhưng chúng tôi cũng muốn khẳng định rằng người dân Guam không hề lo sợ và vẫn đang tiếp tục cuộc sống của họ. Hãy cứ tận hưởng những bãi biển”, Thống đốc Eddie cho biết.
“Chúng tôi cũng quan ngại về những mối đe dọa này, nhưng chúng tôi cũng muốn khẳng định rằng người dân Guam không hề lo sợ và vẫn đang tiếp tục cuộc sống của họ. Hãy cứ tận hưởng những bãi biển”, Thống đốc Eddie cho biết.

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên chỉ đích danh Guam là mục tiêu tấn công, thay vì những lời cảnh báo chung chung như trước đây. Mặc dù vậy, Thống đốc Eddie khẳng định lời đe dọa của Triều Tiên không nguy hiểm và hòn đảo này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên chỉ đích danh Guam là mục tiêu tấn công, thay vì những lời cảnh báo chung chung như trước đây. Mặc dù vậy, Thống đốc Eddie khẳng định lời đe dọa của Triều Tiên không nguy hiểm và hòn đảo này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters