1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Có một Việt Nam nằm trong tiềm thức

Mỗi sáng thức dậy tôi đều tự hỏi liệu may mắn của tôi rồi có mất đi! Tôi có những đứa con rồi những đứa cháu bình thường và xinh đẹp, nhưng nhiều người bạn Việt Nam của tôi thì không được may mắn như vậy!

Tác giả (
Tác giả (ngồi sau xe máy) tại Hà Nội
 
Khuây khỏa và an tâm

Tôi không nhớ chính xác mình đang ở đâu khi nghe tin về sự kiện thống nhất Việt Nam vào ngày 30/4/1975. Năm ấy, tôi vừa mới hoàn thành chương trình thạc sĩ và bắt đầu giảng dạy đại học - công việc đi cùng với tôi suốt 30 năm sau đó.

Tôi nhớ, những suy nghĩ đầu tiên khi nghe nói về việc thống nhất đó là sự khuây khỏa và an tâm. Đau khổ kéo dài của một cuộc chiến tranh đã qua đi, và trẻ em Việt Nam có thể sống trong hòa bình, bố mẹ chúng có thể bắt đầu xây dựng đất nước. Các gia đình không còn phải sống với nỗi lo sợ hằng ngày rằng những người thân của họ có thể bị giết hại hay bị thương tật bởi cuộc chiến ác liệt diễn ra hơn 10 năm. Sau hàng thập kỷ, lần đầu tiên họ có thể làm chủ được vận mệnh của mình.

Năm 1976 là dịp kỷ niệm 200 năm lập quốc của Mỹ và cũng là năm con trai tôi chào đời. Thời gian khiến tôi dần quên đi ký ức về cuộc chiến ở Việt Nam, mối quan tâm lớn nhất của tôi lúc đó là xây dựng gia đình và phát triển việc giảng dạy cũng như nghệ thuật. Nhưng có kỷ niệm đã đi sâu vào tiềm thức để cứ có dịp gợi đến là nó lại tuôn trào như một phản xạ.

Khi nhớ về hai năm tôi ở Pleiku (4/1969-4/1970), hình ảnh đầu tiên đập vào tâm trí tôi đó là những đứa trẻ ngây thơ dễ thương, hay vây quanh xe jeep (một loại ô tô của quân đội Mỹ) và cái đài radio của tôi mỗi khi chúng tôi dừng lại tại những ngôi làng, với chúng những thứ hiện đại như vậy chỉ có thể có trong giấc mơ. Tôi chơi đùa với chúng mỗi khi đến tiệm giặt là ở Pleiku, chúng gợi tôi nhớ lại tuổi thơ của mình ở Maine.

Những đứa trẻ ấy bị mắc kẹt trong cuộc chiến khủng khiếp và không có lối thoát. Thời điểm đó tôi biết một năm sau tôi sẽ quay lại ngôi nhà yên bình của mình ở Boston, còn chúng vẫn phải tìm cách để sống sót trong một cuộc chiến mà không ai biết sẽ kéo dài bao nhiêu lâu nữa.

Rời khỏi Việt Nam với nỗi ám ảnh bởi những đôi mắt trẻ thơ vô tội, tôi tự hỏi có bao nhiêu đứa trẻ đã bị sát hại sau khi tôi rời đi, hay mắc bệnh ung thư và căn bệnh bẩm sinh do chất độc màu da cam? Bao nhiêu đứa trẻ đã bị thương tật do nghịch bom mìn chưa nổ trong sân trường? Và chúng ta có thể làm gì để kết thúc nỗi đau này?

Vết sẹo ấy đã mờ

Tác giả (
 
(*) Tác giả từng là lính Mỹ tại Pleiku năm 1969-1970 (ảnh dưới); là người sáng lập và Chủ tịch Quỹ Indochina Arts Partnership - một tổ chức phi chính phủ giúp phát triển nhiều hoạt động trao đổi văn hóa Mỹ – Việt Nam. Năm 1999, ông trở thành người nước ngoài đầu tiên được trao tặng Huy chương vì sự nghiệp văn hóa của Việt Nam. Năm 2010, ông được Hội Mỹ thuật Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam.
Tất cả binh sĩ Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1973 và Việt Nam nhanh chóng biến mất trên trang nhất của các tờ báo Mỹ. Người Mỹ đã mệt mỏi với một cuộc chiến dài và gây tranh cãi, họ vui mừng vì nó kết thúc, và thực sự không muốn nghe về những gì đang tiếp diễn ở Việt Nam sau khi người Mỹ rời đi.

Ngày 30/4 có thể được đánh giá theo nhiều cách khác nhau tùy vào quan điểm của mỗi người. Những người trong chính quyền và quân đội Sài Gòn cũ, cũng như đa số người Mỹ cho rằng đó là “sự sụp đổ của Sài Gòn”, trong khi những người Bắc Việt Nam gọi đó là “giải phóng Sài Gòn” hay “thống nhất” đất nước, thoát khỏi mọi sự chiếm đóng của nước ngoài. Là một lính Mỹ, tôi nghĩ ngày 30/4/1975 đơn giản là sự kết thúc chiến tranh đau thương và thống nhất một đất nước vốn bị chia cắt thành ba phần trong thời Pháp thuộc, và sau đó bị chia làm hai phần bởi những người Mỹ. 30/4/1975 là dấu mốc quan trọng thể hiện sự làm chủ của Việt Nam với mảnh đất của mình.

Từ năm 1975-1995, Mỹ áp đặt lệnh bao vây cấm vận thương mại đối với Việt Nam và đóng băng quan hệ ngoại giao. Năm 1995, Tổng thống Clinton dỡ bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ. Tôi nghĩ hai bên đã có sai lầm sau năm 1975, nhưng hãy quên đi điều đó và nhìn về thay đổi tích cực. Kể từ năm 1995, hai nước chúng ta xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ. Ngày nay, vết sẹo chiến tranh đã gần như bị xóa mờ và người Việt Nam đã hưởng thụ 40 năm hòa bình với nền kinh tế không ngừng phát triển.

Nhiều người Mỹ quay trở lại Việt Nam để xoa dịu nỗi đau chiến tranh vẫn nằm lại trên đất Việt và hỗ trợ rà soát bom mìn còn sót, chung tay khắc phục chất độc da cam.

Tôi nghĩ mình là người may mắn nhưng cho đến nay, mỗi sáng thức dậy tôi đều tự hỏi liệu may mắn của tôi liệu rồi có mất đi! Tôi có những đứa con rồi những đứa cháu xinh đẹp, nhưng nhiều người bạn Việt Nam của tôi thì không được may mắn như vậy. Đó là một phần động lực để tôi quan tâm đến hàng triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc màu da cam, nhiều người trong số họ bị mắc bệnh từ khi mới sinh ra.

Tôi thể hiện sự quan tâm thông qua tác phẩm nghệ thuật về chân dung những đứa trẻ từ năm 1970 đến năm 1973. Đây cũng là cách tôi làm để phản đối cuộc chiến tranh. Giai đoạn 1970-1973, tôi trở thành người theo chủ nghĩa hòa bình và phản đối tất cả cuộc chiến tranh. Trong chuyến đi trở lại Việt Nam lần đầu tiên năm 1987, tôi đã tặng nhiều bức tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đơn giản vì tôi tin rằng chúng thuộc về nơi đây và đáng được trân trọng.

Theo David Thomas (*)
Thế giới và Việt Nam