1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyên cơ Air Force One - Nhà Trắng di động của tổng thống Mỹ

(Dân trí) - Được trang bị những tính năng phòng thủ an ninh hiện đại và có thể đáp ứng các nhu cầu đặc biệt về hậu cần mỗi khi tổng thống Mỹ di chuyển bằng đường hàng không, chuyên cơ Air Force One (Không lực Một) được ví như "Nhà Trắng di động" của tổng thống Mỹ.


Chuyên cơ Air Force One. (Ảnh: AP)

Chuyên cơ Air Force One. (Ảnh: AP)

Việc sử dụng chuyên cơ để di chuyển tổng thống Mỹ phát sinh ra vào năm 1943 khi các quan chức của Không quân Mỹ bắt đầu lo lắng về việc tổng thống thường xuyên sử dụng máy bay dân sự để di chuyển. Đã có rất nhiều loại máy bay đã được sử dụng làm chuyên cơ cho tổng thống Mỹ. Đầu tiên là hai chiếc Lockheed Constellation vào cuối những năm 1950, có tên gọi Columbine II và Columbine III. Sau đó thêm hai chiếc Boeing 707 cũng đã được ra mắt vào những năm 1960, và 1970. Bắt đầu từ năm 1990, chiếc Boeing VC-25 được sử dụng, đây là một chiếc máy bay có khung của 747-200B, nhưng nội thất và tiện nghi được làm khác so với những gì máy bay này thường có.


Một trong những chuyên cơ đầu tiên của tổng thống Mỹ. (Ảnh: ABC News)

Một trong những chuyên cơ đầu tiên của tổng thống Mỹ. (Ảnh: ABC News)

Tên gọi Air Force One được tạo ra vào năm 1953, sau một sự cố, khi một chiếc Lockheed Constellation, đang chở tổng thống Dwight D. Eisenhower đi vào cùng một không phận dành cho máy bay thương mại, và sử dụng cùng một tên gọi điều khiển không lưu.

Air Force One có thể khiến người ta hiểu rằng chiếc máy bay này là duy nhất, song thực tế Mỹ có tới 2 chiếc Air Force One để phục vụ tổng thống. Đó là 2 chiếc Boeing 747-200 và được Không quân Mỹ cải biến nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt về an ninh và hậu cần.

Một trong những đặc điểm độc đáo của Air Force One đó là khả năng tiếp liệu trên không giữa hành trình. Tuy nhiên tính năng này chỉ sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp bởi Air Force One có thể bay một chặng đường dài liên tiếp không cần tiếp liệu.


Air Force One có thể bay với tốc độ hơn 1.000km/h. (Ảnh: Getty)

Air Force One có thể bay với tốc độ hơn 1.000km/h. (Ảnh: Getty)

Air Force One có thể bay với tốc độ hơn 1.000km/h, tương đương 92% tốc độ âm thanh. Trong vụ khủng bố ngày 11/9, phi công điều khiển chiến đấu cơ F-16 tháp tùng chiếc Air Force One chở Tổng thống Bush đã phải yêu cầu máy bay di chuyển chậm hơn để dễ dàng bảo vệ.


(Ảnh: Nhà Trắng)

(Ảnh: Nhà Trắng)

Chuyên cơ được trang bị một hệ thống viễn thông mã hóa nghiêm ngặt, giúp đảm bảo an toàn cho các cuộc hội đàm của tổng thống. Máy bay có 87 điện thoại, giúp tổng thống có thể nói chuyện với bất cứ ai từ trên không trung. Trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công, Air Force One sẽ trở thành trung tâm chỉ huy. Đường truyền Internet tốc độ cao cho phép truyền trực tiếp thông điệp từ tổng thống tới người dân Mỹ đang theo dõi truyền hình.


(Ảnh: Nhà Trắng)

(Ảnh: Nhà Trắng)

Tổng thống và những người cùng đi trên chuyên cơ có thể sử dụng không gian tới 360m2 chia thành 3 khoang trên máy bay. Không gian dành cho tổng thống gồm có một phòng khách, cùng với phòng ngủ, phòng tắm, một phòng họp.


Một bữa ăn được phục vụ trên Air Force One. (Ảnh: ABC News)

Một bữa ăn được phục vụ trên Air Force One. (Ảnh: ABC News)

Ngoài ra trên chuyên cơ còn có một phòng tập gym, khu vực bếp ăn và một phòng y tế. Phòng y tế trên Air Force One được trang bị đầy thiết bị để có thể biến thành một phòng phẫu thuật trong trường hợp khẩn cấp, tại đây cũng có sẵn máu dự phòng khớp với nhóm máu của tổng thống.


Phòng y tế được lắp đặt trang thiết bị hiện đại trên Air Force One. (Ảnh: ABC News)

Phòng y tế được lắp đặt trang thiết bị hiện đại trên Air Force One. (Ảnh: ABC News)

Đến nay, mặc dù chi tiết khả năng phòng vệ của chuyên cơ Air Force One vẫn là ẩn số, song theo thông tin chung, đây là một máy bay quân sự có thể đóng vai trò là một boongke trú ẩn an toàn trước một cuộc tấn công hạt nhân và có khả năng vô hiệu hóa tên lửa phòng không. Máy bay cũng có một hệ thống phòng thủ điện tử đặc biệt có thể làm nhiễu radar của đối phương.


(Ảnh: Getty)

(Ảnh: Getty)

Minh Phương

Tổng hợp