1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

2013 - Nhìn lại từ những cuộc biểu tình

(Dân trí) - 3 năm sau khi những người biểu tình ở Tunisia buộc Tổng thống nắm quyền nhiều thập niên Ben Ali lên máy bay rời nước và “khơi mào” “Mùa xuân Ả rập”, đường phố thế giới vẫn chưa vắng bóng biểu tình.

 

Đợt biểu tình đầu tiên trong năm 2013 kéo dài trong gần một tháng ở Ấn Độ, nhằm phản đối vụ hãm hiếp tập thể một nữ sinh viên. Cô sau đó đã qua đời vì bị thương nặng. Các cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra khắp thủ đô New Delhi, với đám đông đòi công lý.

 

Khắp biên giới ở Pakistan hồi tháng 11, dân chúng cũng biểu tình kêu gọi Mỹ chấm dứt các vụ tấn công bằng máy bay không người lái ở vùng núi biên giới, giáp Afghanistan. Để phản đối, các con đường hậu cần của NATO đã bị người biểu tình chặn.

 

Vào mùa hè, Quảng trường Tahrir, Ai Cập, một lần nữa lại chứng kiến một loạt cuộc biểu tình, mà cuối cùng dẫn đến một cuộc đảo chính quân sự và vụ bắt giữ Tổng thống dân bầu Mohammed Morsi vào đầu tháng 7. Chính phủ quân sự được thành lập, châm ngòi cho các cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông Morsi trong Anh em Hồi giáo. Nhưng cuộc biểu tình đã bị hội đồng tư vấn mới dùng bạo lực dẹp tan.

 

Rồi sau đó là cuộc biểu tình của sinh viên ở Chile, phản đối hoạt động được cho là trục lợi từ hệ thống giáo dục công của nước này, biểu tình ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối việc dỡ bỏ một công viên lịch sử và các cuộc biểu tình ở Nga phản đối chính sách chống “gay” của nhà nước.

 

Cuối năm, các cuộc biểu tình màu sắc ở Thái Lan lại bắt đầu “sống lại” sau 3 năm yên ắng. Những người áo vàng thuộc tầng lớp trung lưu đã tuần hành khắp thủ đô Bangkok rộng lớn, đòi gạt bỏ Thủ tướng Yingluck Shinawatra và anh trai bà, cựu Thủ tướng Thakisn, người đang sống lưu vong, khỏi chính trường Thái.

 

Trong khi đó, tại thủ đô Kiev của Ukraine, người biểu tình bất chấp giá lạnh dưới không độ, kêu gọi Ukraine thiết lập mối quan hệ thân thiết hơn với châu Âu.
 
 
2013 - Nhìn lại từ những cuộc biểu tình
Phụ nữ Ấn Độ cầu nguyện cho nữ sinh viên bị hãm hiếp tới chết trong buổi tưởng niệm ở New Delhi, ngày 2/1.

2013 - Nhìn lại từ những cuộc biểu tình

Những người biểu tình vây xung quanh xe chở thi thể của Tổng thư ký đảng Những người yêu nước dân chủ Tunisia, tại Tunis, ngày 6/2. Ông bị bắn chết trước đó một ngày.
 
2013 - Nhìn lại từ những cuộc biểu tình

Sinh viên biểu tình cắn cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình ở Santiago, Chile, ngày 8/5, đòi chính phủ cải cách hệ thống giáo dục.

2013 - Nhìn lại từ những cuộc biểu tình

Người biểu tình trúng đạn hơi cay của cảnh sát trong cuộc biểu tình ở Besiktas, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 1/6.

Người biểu tình chống chính phủ trước quốc hội tại Brasilia, Brazil, ngày 20/6.

Người biểu tình chống chính phủ trước quốc hội tại Brasilia, Brazil, ngày 20/6.

Người biểu tình chống chính phủ trước quốc hội tại Brasilia, Brazil, ngày 20/6.

Những người phản đối Tổng thống Morsi đốt pháo hoa ăn mừng trên Quảng trường Tahrir ngày 3/7 sau khi ông bị lật đổ.
 
 
Người biểu tình chống chính phủ trước quốc hội tại Brasilia, Brazil, ngày 20/6.

Một phụ nữ đứng ngăn máy ủi của quân đội trước một người bị thương, khi lực lượng an ninh Ai Cập tiến vào giải tán trại biểu tình của những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Morsi ở Đông Cairo, ngày 14/8.
Những người tham gia cuộc biểu tình đồng tính bị cảnh sát bắt tại St. Petersburg, Nga, ngày 12/10.
Những người tham gia cuộc biểu tình đồng tính bị cảnh sát bắt tại St. Petersburg, Nga, ngày 12/10.
Những người tham gia cuộc biểu tình đồng tính bị cảnh sát bắt tại St. Petersburg, Nga, ngày 12/10.
Người biểu tình tặng hoa hồng qua hàng rào dây thép gai cho các nhân viên an ninh bảo vệ Bộ Quốc phòng ở Bangkok, Thái Lan, ngày 28/11.
Những người tham gia cuộc biểu tình đồng tính bị cảnh sát bắt tại St. Petersburg, Nga, ngày 12/10.
Một cậu bé đứng giữa các thành viên đảng tôn giáo Pakistan Jamaat-e-Islami và đảng chính trị Tehreek-e-Insaf của cựu ngôi sao bóng bầu dục Imran Khan, khi họ làm lễ cầu nguyện tối trong cuộc biểu tình phản đối các đường tiếp tế của NATO và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, tại Karachi, ngày 24/11.

Những người tham gia cuộc biểu tình đồng tính bị cảnh sát bắt tại St. Petersburg, Nga, ngày 12/10.

Người ủng hộ hội nhập châu Âu đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Ukraine đã hoãn kế hoạch ký một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu tại Kiev ngày 1/12.

Xe hơi và xe máy bị đốt trong cuộc biểu tình ở Dhaka, Bangladesh, ngày 13/12.

Xe hơi và xe máy bị đốt trong cuộc biểu tình ở Dhaka, Bangladesh, ngày 13/12.

 

Quý

Theo Time

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm