1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua

(Dân trí) - Trong đó phải kể đến 3 cuộc bầu cử ở Mỹ, 2 cuộc bầu cử làm nên lịch sử ở Nga cùng những cuộc chuyển giao quyền lực thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận thế giới như ở Nam Tư (cũ), Nhật Bản hay Thái Lan …

10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 1
1. Vladimir Putin đắc cử Tổng thống Nga tháng 3/2000, áp dụng nhiều chính sách nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế và khôi phục địa vị của nước Nga trên trường quốc tế.
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 2

2. Cuộc bầu cử năm 2000, cuộc bầu cử tổng thống thứ 43 nhiều rắc rối nhất và kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ với chiến thắng cuối cùng thuộc về ông George Bush, sau cuộc tranh chấp phiếu ở bang Florida.

10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 3
3. Cuộc bầu cử tổng thống Nam Tư ngày 24/9/2000 với diễn biến phức tạp dẫn đến một sự thay đổi lớn trên chính trường Nam Tư. Slobodan Milosevic (ảnh) thất bại, nhưng việc ông này từ chối các tuyên bố thắng cử trong vòng đầu tiên của phe đối lập đã dẫn tới những cuộc tuần thành lớn ở Belgrade ngày 5/10 và sự sụp đổ của chính quyền. Vojislav Kostunica, ứng cử viên đối lập, lên nắm quyền tổng thống Nam Tư tháng 10/2000. Tháng 2/2003, Nam Tư biến mất khỏi bản đồ châu Âu sau 83 năm tồn tại và được thay thế bằng liên bang Serbia và Montenegro.
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 4
4 – Năm 2001, bà Megawati Sukarnoputri lên làm Tổng thống Indonesia, tình hình chính trị tại nước này bước đầu ổn định.
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 5
5 – Năm 2004, George Bush tái đắc cử Tổng thống Mỹ, xây dựng nội các nhiệm kỳ hai với chiều hướng tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương. (Ảnh: John Kerry và George Bush năm 2004.)
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 6
 
6 – Kể từ ngày 31/7/2006, vì lý do sức khỏe, Lãnh tụ Fidel Castro, 81 tuổi, đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho em trai là phó Chủ tịch Raul Castro. Ngày 26/2/2008, ông Raul Castro, 76 tuổi, đã chính thức được Quốc hội Cuba bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba. (Ảnh: Hai anh em nhà lãnh đạo Fidel)
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 7
7. Năm 2008, nước Mỹ lần đầu tiên có vị Tổng thống da màu gốc Phi. Ông Barack Obama, 47 tuổi, lên làm Tổng thống với khẩu hiệu “Thay đổi”. Ông trở thành chủ nhân thứ 44 của Nhà Trắng trong cuộc bầu cử kịch tính nhất, tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 8
 
8. Cũng năm này, nước Nga có “Bộ đôi quyền lực Medvedev-Putin”:Ông Dmitry Medvedev, 43 tuổi, được bầu làm Tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 3/2008 và sau đó bổ nhiệm ông Vladimir Putin, Tổng thống vừa mãn nhiệm, làm Thủ tướng, tạo thành “bộ đôi quyền lực”, thực hiện đường lối nhất quán nhằm tiếp tục công cuộc cải cách, củng cố vị thế mạnh của nước Nga trên chính trường quốc tế.
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 9
9. Khủng hoảng chính trị trầm trọng ở Thái Lan: Năm ngoái, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan kể từ sau cuộc đảo chính phế truất Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã lên tới đỉnh điểm với các cuộc biểu tình phản đối kéo dài của phe đối lập, khiến cả hai thủ tướng kế nhiệm Samak Sundaravej và Somchai Wongsawat lần lượt bị Tòa án Hiến pháp truất quyền và Đảng Quyền lực nhân dân cầm quyền bị giải tán. Ngày 15/12/2008, Quốc hội Thái Lan với đa số sít sao đã bầu ông Abhisit Vejjajiva, Chủ tịch đảng Dân chủ, làm Thủ tướng thứ ba của nước này trong vòng một năm.
 
10 cuộc chuyển giao quyền lực để lại dấu ấn nhất 10 năm qua - 10

10. Chiến thắng của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) sau gần như 53 năm liên tục cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP). Ngày 16/9, với đa số phiếu thuận, lưỡng viện của Quốc hội Nhật Bản đã bầu Chủ tịch DPJ Yukio Hatoyama làm thủ tướng thứ 93 ở Nhật Bản. (Ảnh: Vợ chồng thủ tướng Hatoyama)

Nguyễn Viết
Tổng hợp