PhotoStory

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM

Thực hiện: Khoa Nguyễn

(Dân trí) - Mỗi dịp Tết đến xuân về, những người Hoa có tài viết thư pháp ở khu vực Chợ Lớn (quận 5) lại tất bật bày bàn ghế, mực vàng giấy đỏ, sẵn sàng "cho chữ" đến các vị khách của mình trong năm mới.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 1

Giữa thời đại công nghệ, khi các loại liễn xuân và câu đối được in ấn công phu, nhiều người Việt gốc Hoa tại TPHCM vẫn tìm đến các ông đồ lão luyện ở Chợ Lớn để xin chữ thủ công, bởi sự chân thật và sáng tạo mà nó mang lại.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 2

Trên con đường Trần Quý, quận 11, TPHCM, quán chữ Bình An của ông đồ Huỳnh Trí Cầu (71 tuổi) nổi bật với những hàng liễn đỏ rực. Hơn nửa thế kỷ hành nghề thư pháp, ông Cầu đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân TPHCM mỗi dịp Tết.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 3

Ông Cầu làm việc trên một chiếc bàn nhỏ bên lề đường, nơi ông bày biện các tấm giấy đỏ, cọ và mực. Ông chia sẻ: "Tôi được truyền nghề từ cha mình khi vừa lên 15 tuổi. Trên con đường Trần Quý, chỉ còn tôi trụ lại với nghề".

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 4

Trên những tờ liễn xuân, ông Cầu viết những nét chữ Hán bằng mực nhũ vàng. Dù tuổi cao, mắt mờ, nhưng từng nét chữ của ông vẫn mềm mại và thanh thoát. Mỗi con chữ mang ý nghĩa tốt đẹp, chúc phúc, cầu may cho gia chủ.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 5

Ông Cầu nổi tiếng là nghệ nhân viết thư pháp điêu luyện, am hiểu văn chương Việt Nam và Trung Hoa. Khách đến xin chữ, dù là tiếng Hoa hay tiếng Việt, ông đều giải thích ý nghĩa từng câu chữ, giúp khách chọn được chữ phù hợp.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 6

Ông Thảo (75 tuổi, quận 11) chia sẻ: "Năm nào tôi cũng đến nhờ ông Cầu viết câu đối. Gia đình tôi đã mua chữ ở đây hơn 30 năm vì thích nét chữ của ông. Cái hồn của người viết rất quan trọng, nếu hợp với người viết, gia chủ sẽ có điều mong cầu trong năm mới".

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 7

Viết chữ là niềm vui của ông Cầu. Ông chia sẻ: "Làm nghề này tôi không mong giàu có, chỉ cần đủ sống qua ngày. Tháng Chạp là lúc hàng chữ của tôi tấp nập khách. Còn các ngày khác, tôi dạy viết thư pháp để kiếm sống. Dù vất vả, tôi vẫn sẽ tiếp tục viết".

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 8

Từ sáng sớm đến tối, ông đồ 71 tuổi không ngơi tay, chuẩn bị những tấm liễn xuân đẹp nhất cho khách trong dịp năm mới.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 9

Trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, hàng chữ của ông Trần Kim Hy (80 tuổi) cũng là một trong những hàng chữ lâu đời nhất ở Chợ Lớn. Gần 40 năm "cho chữ", nét chữ của ông vẫn duy trì phong độ, thu hút nhiều khách đến xin chữ.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 10

Dù nghề thư pháp còn nhiều khó khăn, ông Kim Hy vẫn vui vì ngày càng nhiều người Việt tìm đến xin chữ, không chỉ riêng người gốc Hoa.

Những nghệ nhân viết liễn xuân hiếm hoi còn lại ở TPHCM - 11

Liễn xuân viết tay tuy không sắc sảo như chữ in, nhưng lại có hồn và sống động hơn. Nó lưu giữ ký ức về nét đẹp truyền thống ngày Tết ở Chợ Lớn, gửi gắm niềm mong ước và lời chúc yêu thương đến những vị khách đến nhà chúc Tết.