Mã số 4200:
"Xóm chạy thận" bên đường tàu co ro bởi "giặc" Covid-19
(Dân trí) - "Giặc" Covid-19 bùng lên, những bệnh nhân "xóm chạy thận" hiểu hơn ai hết tính mạng của họ như "trứng để đầu đẳng". Họ đóng cửa im lìm cầm cự cuộc sống bằng sự giúp đỡ từ thiện.
Bệnh nhân chạy thận: Muốn sống thì bám bệnh viện
Những ngày giãn cách xã hội, "xóm chạy thận" đường tàu nằm đối diện Bệnh viện Nông Nghiệp (xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) luôn trong cảnh im lìm, vắng lặng. Người thì đến ngày vào viện chạy thận, người nằm co ro trong phòng đóng cửa. Tất cả họ đều hiểu, những người mắc bệnh nền như họ mà rơi vào tay "giặc" Covid-19, thì mạng sống của họ không khác gì "trứng để đầu đẳng".
"Xóm chạy thận" đường tàu hiện nay có 18 bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau đang sinh sống để chạy thận ở Bệnh viện Nông Nghiệp. Từ khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, "xóm chạy thận" nhỏ bé này dường như được phong tỏa chặt chẽ để bảo vệ tính mạng của họ.
Ông Nguyễn Thanh Hải, (63 tuổi quê ở Xuân Trường, Nam Định) có thâm niên 18 năm ròng rã chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Nông Nghiệp. Ông Hải cho biết, ngay từ những ngày đầu tiên, ông đã thuê phòng trọ để sống và chạy thận từ đó đến nay.
"Sống lâu lên lão làng", ông Hải được chính quyền địa phương ủy nhiệm như một người "trưởng xóm" để quán xuyến công việc, là cầu nối giữa chính quyền địa phương với những thành viên trong "xóm chạy thận".
Ông Hải chia sẻ, "18 năm ròng rã sống trong xóm chạy thận, trải qua biết bao ốm đau bệnh tật, thiếu thốn đủ thứ nhưng chưa lần nào tôi cảm nhận được sự khó khăn, cùng quẫn như lần này. Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng có lẽ những người thường xuyên ốm đau bệnh tật, trong người có bệnh nền, sống nhờ vào bệnh viện như chúng tôi sẽ chết nhanh nhất nếu không may bị nhiễm bệnh".
Ông Hải cho biết thêm, 18 người đang sinh sống trong xóm lâu lắm rồi không có khái niệm về quê. Ngay bản thân ông Hải rời nhà lên Hà Nội chạy thận từ mùng 1 Tết vừa rồi đến nay chưa được về nhà. Bởi dịch bệnh liên miên. Đến cả ngày giỗ bố mẹ, ông cũng không thể về để thắp nén nhang.
"Khó khăn nhất với những người dân trong xóm khi dịch Covid-19 ập đến là việc đi lại để chạy thận. Một tuần 3 lần, ai cũng phải đi, trước thì chỉ cần đi bộ vài phút là đến nơi, giờ phải đi bộ cả km, xe ôm không có, toàn phải nhờ những người trong xóm khỏe mạnh hơn chở đi. Bệnh này muốn sống phải bám vào bệnh viện, còn không thì xác định về với tổ tiên sớm", ông Hải chia sẻ.
"Giặc" Covid-19 "bẻ gãy cần câu cơm" của bệnh nhân nghèo
Có thể nói, hiện nay "giặc" Covid-19 đang là thứ dã man nhất! Nó không từ một ai, nhà giàu hay người nghèo, người bệnh nền hay khỏe mạnh, chỉ cần chút chủ quan rất có thể sẽ phải trả giá bằng tính mạng. Đặc biệt, những người nhiều bệnh nền, bệnh hiểm như những bệnh nhân trong "xóm chạy thận" khó có thể chống chọi nổi với Covid-19.
Vì thế, những bệnh nhân trong "xóm chạy thận", cứ nghe thấy "giặc" Covid-19 bùng lên là người nào người nấy chỉ còn biết đóng cửa nằm im trong phòng trọ rộng chưa đầy 10m2, lụp xụp, ẩm thấp.
Ngày dịch bệnh chưa bùng phát, những bệnh nhân chạy thận còn trẻ, sức khỏe tốt vẫn gắng gượng bươn trải để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Người thì chạy xe ôm, người kiếm thùng xốp bán trà đá ven đường, người thì đánh giày…những việc này đều phải gác lại.
Ông Phạm Văn Hồng quê ở (Hưng yên), 59 tuổi đời thì gần 20 năm nay phải chạy thận. Ngồi thu lu dưới bóng mát của ngôi nhà 5 tầng kế bên, 2 cánh tay thả lỏng nổi đầy u cục.
Ông Hồng cho biết: những người như chúng tôi chỉ lo đi chạy thận đã mệt mỏi, khốn khổ lắm rồi, bây giờ dịch bệnh hoành hành, thiếu thốn đủ thứ. Ngoài những lúc nằm trong viện chạy thận thì mọi người luôn phải nghĩ xem làm thế nào để kiếm được tiền, trả tiền thuê trọ, tiền ăn, thuốc men, tiền đi vào viện chữa trị".
Ông Hồng cho biết thêm, bình thường những người đang chạy thận như ông mỗi tháng tằn tiện lắm cũng phải tiêu hết từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Mọi người đều ý thức được mình đang có bệnh nền trong người nên không dám tự ý ra khỏi nhà, việc đi chợ mua thực phẩm cũng rất hạn chế.
Anh Lê Văn Khương quê (Hà Nam) có thâm niên gần chục năm đi ở trọ để chạy thận. Trước khi dịch bệnh bùng phát anh Khương còn túc tắc kiếm thêm bằng việc đánh giày vào những ngày không chạy thận, chăm chỉ cũng kiếm được vài chục nghìn đồng mỗi ngày, đủ tiền ăn.
Anh Khương chia sẻ thêm, những người phụ nữ, người nhiều tuổi sống trong "xóm chạy thận" thường có thêm việc làm vào mùa đông, đó là trồng rau mầm. Công việc này chỉ được tiến hành từ khoảng tháng 10 trở đi. Với việc trồng rau mầm sẽ mang lại thu nhập cho các thành viên trong xóm từ 300 đến 400 nghìn đồng một tháng.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Hồi cho biết, khi dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố, xã Ngọc Hồi có nhiều lao động nghèo, người dân ở trọ để chữa bệnh bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Chính quyền địa phương đã thống kê số lượng người gặp khó khăn để giúp đỡ, tặng quà, chủ yếu là lương thực như gạo, nước mắm, muối…
"Đối với người dân sống trong xóm chạy thận, đây là những người có hoàn cảnh rất khó khăn, bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay chúng tôi đã 3 lần tặng quà cho người dân. Lương thực thực phẩm không lo thiếu, cái họ thiếu là kinh phí để trang trải cho sinh hoạt như thuốc thang, tiền nhà trọ hàng tháng", ông Hải nói.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4200: Bệnh nhân "Xóm chạy thận"
Địa chỉ: Xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3: Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269