1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2515:

Dân lòng hồ mong ước có cây cầu dân sinh

(Dân trí) - Tự bao đời nay, từ cái ngày lập bản dựng làng, người dân xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn chịu cái cảnh băng rừng, vượt suối quá gian nan vất vả, và hiểm nguy luôn rình rập… Cũng từ cái thời sơ khai cho đến nay, Hữu Khuông được biết đến với xã rất nhiều không: không đường, không chợ, không điện (giờ mới có được một số điểm), giao thông trắc trở…

Người dân Hữu Khuông cần lắm một cái cầu dân sinh.

Đến với Hữu Khuông cái ấn tượng, dễ nhớ nhất là di chuyển trên thuyền máy nhỏ đầu nhọn vượt qua hàng trăm con sóng trên dòng Nậm Nơn mênh mông biển nước. Và mất gần 2 giờ đồng hồ dập dềnh trên thuyền mới cập bến Hữu Khuông giữa tiết trời khá nắng gắt.

“Đây là bến thượng lưu. Các anh đi bộ tầm 20-30 phút sẽ tới trung tâm xã đó. Trời hôm nay khá nắng nóng, các anh chịu khó đi bộ nhé, chứ ở đây dân Hữu Khuông chúng tôi khổ lắm…”, ông chủ thuyền máy nhỏ đưa chúng tôi đi căn dặn.

Đến với xã Hữu Khuông cách duy nhất là đi bằng thuyền mũi nhọn gần 2h đồng hồ.
Đến với xã Hữu Khuông cách duy nhất là đi bằng thuyền mũi nhọn gần 2h đồng hồ.

Bản làng khe suối bủa vây

Quả đúng như ông chủ thuyền, thì đường vào trung tâm xã Hữu Khuông phải đi vòng vèo qua mấy con suối rồi tiếp tục leo lên con đường nghiêng tầm 45 độ giữa tiết trời nắng nóng cũng khiến cho chúng tôi ai nấy nhầy nhụa mồ hôi. Dù đã quá trưa, lãnh đạo xã Hữu Khuông vẫn đón chúng tôi với những cái bắt tay đầy thân ái.

Sau giờ nghỉ trưa ngắn ngủi, đưa chúng tôi “thị sát” các bản làng heo hút ở Hữu Khuông có ông Vi Tân Hợi - Phó chủ tịch HĐND huyện Tương Dương, ông Lô Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông. Những ngày cuối tháng 4 mảnh đất Hữu Khuông này nắng nóng tựa như đang vào tâm điểm giữa mùa hè oi bức. Bắt đầu từ trung tâm xã chúng tôi độc hành trên những chiếc xe máy cà tàng, xộc xệc, vượt qua nhiều con suối, dốc cao bằng số 1 và rú ga kèm theo một người đẩy từ phía sau.

“Bản xa nhất của xã chúng tôi phải đi xe máy men theo rừng rồi đị bộ tầm 5 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Mùa nắng như hôm nay còn đi xe máy được đôi đoạn, chứ mưa xuống thì chịu rồi. Có nhiều bản hiện chưa có đường giao thông (đi xe máy) để đi xe máy đâu, đi bộ thôi…

Dòng suối Chà Lạt nhìn từ trên núi cao xuống nó nằm sau khu vực nhà bán trú học sinh.
Dòng suối Chà Lạt nhìn từ trên núi cao xuống nó nằm sau khu vực nhà bán trú học sinh.
Dòng suối Chà Lạt chia cách bản Con Phen với 3 bản khác.
Dòng suối Chà Lạt chia cách bản Con Phen với 3 bản khác.

Khoảng 3 năm trước, toàn xã không có điện, không đường giao thông, không chợ, không có sóng điện thoại... và đặc biệt đường đi lại giữa các bản với trung tâm xã thì quá xa vời. Gian nan hơn là các em học sinh (ở bậc THCS) ở các bản xa để ra trung tâm học thì càng vất vả hơn bội phần. Nhưng mấy năm trở lại đây, ở trung tâm xã và một số bản đã có điện thắp sáng cũng đỡ hơn, song trên 90% dân bản ở ta đây cũng chưa có điện đâu. Mới hồi tháng 3 vừa qua chúng tôi đã huy động toàn huyện, xã để mở đường vào 3 bản bên trong đó”, ông Lô Văn Chiến chia sẻ.

Cũng theo ông Chiến, giao thông đi lại rất khó khăn, các bản hoàn toàn biệt lập với trung tâm xã. Vì địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối.

Dân lòng hồ mong ước có cây cầu dân sinh - 4
Phía bên con suối này, có hơn 100 học sinh của 3 bản hằng ngày vẫn phải qua suối để đi học.
Phía bên con suối này, có hơn 100 học sinh của 3 bản hằng ngày vẫn phải qua suối để đi học.

“Bản Con Phen là trung tâm của xã, kết nối giao thông đến các bản trên địa bàn. Trên tuyến đường giao thông Con Phen - Pủng Bón, có điểm giao thông đi qua khe Chà Lạt dài trên 30 mét, nước khe lớn, vào mùa lũ cao điểm đỉnh lũ có thể lên gần 3 mét.

Có 3 bản nằm ở 2 đầu của tuyến đường này, với số hộ là 344 hộ và 1.338 nhân khẩu, cùng với đó là 239 hộ, 786 nhân khẩu của các cư dân sống rải rác trên hồ thủy điện Bản Vẽ cũng có nhu cầu lưu thông trên tuyến đường này. Lưu lượng người qua đoạn khe này khoảng trên 700 lượt người/ngày, trong đó có hơn 163 em học sinh, THCS (110 em), Tiểu học (30 em), Mầm non (23 cháu)”, ông Chiến cho biết thêm.

Gian nan học sinh vượt suối tới trường

Có mặt tại bản Con Phen và chứng kiến cảnh buổi chiều muộn học sinh mầm non, Tiểu học và một số các em THCS ở các bản: Huồi Pủng, Bản Sàn và Huồi Cọ (3 bản bên kia suối Chà Lạt) phải lội qua suối, hoặc phải nhờ đến bố mẹ dùng xe máy đưa đón con về cũng cảm thấy lo lắng.

Bởi dòng Chà Lạt (tiếng Thái có nghĩa là khe nước Trơn) mùa này thời tiết hanh khô nước ở đây chỉ ngang mắt cá chân, chứ vào mùa mưa thì dân bên kia không thể qua suối.

Thời tiết vào mùa khô con suối các em có thể lội qua.
Thời tiết vào mùa khô con suối các em có thể lội qua.
Thế nhưng vào mùa mưa thì con suối này đều bị chia cắt bởi dòng nước từ thượng nguồn đổ về.
Thế nhưng vào mùa mưa thì con suối này đều bị chia cắt bởi dòng nước từ thượng nguồn đổ về.

Anh Vi Văn Phong - Bí thư chi bộ bản Con Phen chia sẻ: “Khó khăn của nhân dân, các em học sinh 3 bản bên kia hiện nay khi vào mùa mưa lũ là rất nguy hiểm. Đặc biệt, các em học sinh tới trường lại càng vất vả, gian nan. Cuộc sống bà con ở đây vất vả lắm và chúng tôi rất mong có một chiếc cầu để đi lại đỡ vất vả hơn”.

Cán bộ và người dân mong muốn có một cái cầu.

Cũng như nhiều gia đình khác ở bản Con Phen, cuối buổi học anh Bốn lại đến lớp mầm non đón 2 đứa con của mình đi học về. Dù dòng suối Chà Lạt mùa này nước xấp xấp ngang mắt cá chân nhưng trên chiếc xe máy cũ anh đã cài số 1, cố gắng nhấn ga thật mạnh nhưng chiếc xe cũng bị chết máy giữa dòng Chà Lạt.

Nhìn thấy cảnh ông bố trẻ chở phía sau 2 đứa con nhỏ với chiếc xe máy chơi với giữa dòng nước mùa nắng nhưng cũng cảm thấy có điều gì bất an.

Con suối Chà Lạt đã từng chứng kiến nhiều cái chết đau lòng trước đây.
Con suối Chà Lạt đã từng chứng kiến nhiều cái chết đau lòng trước đây.
Anh Bốn chở con đi học về phải qua suối Chà Lạt.
Anh Bốn chở con đi học về phải qua suối Chà Lạt.

“Hằng ngày sáng đưa 2 đứa con đến trường rồi chiều lại chở về đều qua dòng suối Chà Lạt này. Thời tiết khô ráo thì còn đỡ, chứ mùa mưa lũ xuống thì phải ở nhà thôi, không đi được nguy hiểm lắm”, anh Lương Văn Bốn ở bản Con Phen nói.

“Từ năm 2009 đến nay đã xảy ra 3 vụ tại nạn, 7 người khi đi qua đoạn khe này, bất ngờ bị lũ quét cuốn trôi. Trong đó ,năm 2009 xảy ra 1 vụ, chết 3 người; năm 2013 xảy ra 1 vụ chết 4 người; năm 2015 xảy ra 1 vụ, nhưng cả 3 người bị lũ cuốn trôi đã được người dân địa phương ứng cứu kịp thời. Trong số 7 người chết thì có 5 học sinh”, ông Lô Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông cho biết và lo lắng về mùa mưa lũ năm nay nếu không được làm cầu sớm.

Khu vực bán trú của Trường PTDTBT THCS xã Hữu Khuông - đây là ngôi trường duy nhất các em cấp THCS từ các bản làng ra học và ở tại đây. Thế nhưng về mua mưa thì các em khó qua suối để đến trường.
Khu vực bán trú của Trường PTDTBT THCS xã Hữu Khuông - đây là ngôi trường duy nhất các em cấp THCS từ các bản làng ra học và ở tại đây. Thế nhưng về mua mưa thì các em khó qua suối để đến trường.
Anh Bốn chia sẻ cùng PV Dân trí trong buổi gặp gỡ. Anh bảo, mong muốn bao đời nay của bà con dân bản là có một cái cầu.
Anh Bốn chia sẻ cùng PV Dân trí trong buổi gặp gỡ. Anh bảo, mong muốn bao đời nay của bà con dân bản là có một cái cầu.

“Tuyến đường Con Phen - Huồi Pủng, chỉ là tuyến đường liên bản, do đó chưa hề có sự đầu tư của nhà nước xây dựng cầu, cống trên tuyến đường này. Nhân dân và các cháu học sinh của xã Hữu Khuông gặp vô vàn khó khăn, nguy hiểm khi phải lưu thông trên tuyến đường này. Vì vậy, qua Báo Dân trí chúng tôi rất tha thiết và mong muốn có được một chiếc cầu để các em học sinh tới trường được an tâm hơn”, ông Vi Tân Hợi mong muốn.

Được biết, ông Vi Tân Hợi là người dân tộc Thái làm cán bộ huyện đã hàng chục năm qua. Ông là người sống và gắn bó hầu hết với bà con bản làng ở mảnh đất Tương Dương này. Ông là người ăn rừng, ngủ rú với bà con nhiều nên hiểu rõ hơn ai hết về cuộc sống khốn khó của người dân ở vùng này. Ông bảo, không riêng gì nhân dân Hữu Khuông mà tất cả bản làng xa xôi nhất, sát biên giới Việt - Lào đều đặt dấu chân ông và được mọi người mến mộ, vì ông là người tâm huyết, tận tình với bà con mình.

Em Vi Mạnh Hùng, học sinh lớp 8 ở bản Sàn nằm phía bên kia suối Chà Lạt. Với Hùng bị chân tật nguyền nhưng hằng ngày em phải lê những bước chân khó khăn qua suối để đi học.
Em Vi Mạnh Hùng, học sinh lớp 8 ở bản Sàn nằm phía bên kia suối Chà Lạt. Với Hùng bị chân tật nguyền nhưng hằng ngày em phải lê những bước chân khó khăn qua suối để đi học.

Thầy Nguyễn Tất Thi - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS xã Hữu Khuông cho biết: “Xã Hữu Khuông chúng tôi có một điểm trường chính cấp 2 mà thôi (THCS), nên các em ở các bản khác ra đi học ở đây là rất xa, đi lại quá khó khăn. Các em học sinh của chúng tôi ở bên kia suối cứ hễ mùa mưa là phải nghỉ học vì nước trên thượng nguồn đổ về rất nhanh, lên cao… Từ thực trạng trên đây, việc xây dựng cầu vượt lũ tại điểm lũ khe Chà Lạt sát trung tâm xã Hữu Khuông (bản Con Phen) là hết sức cần thiết và bức bách nhất hiện nay. Chúng tôi rất mong Báo Dân trí cho một chiếc cầu để các em đỡ vất vả hơn”.

Không riêng gì bản Con Phen, tại bản Tủng Hốc, có 74 hộ, hơn 300 nhân khẩu, là nơi cư trú của đồng bào Khơ Mú, các hộ dân sinh sống 2 bên khe Chà Lạt, lưu lượng người khoảng trên 200 lượt người trong đó hơn 80 trẻ em đi học. Năm 2013 và 2014 xảy ra 2 vụ lũ quét, cuốn trôi 3 học sinh tiểu học.

Từ trên đỉnh đồi nhìn dòng suối Chà Lạt trông rất nhỏ.
Từ trên đỉnh đồi nhìn dòng suối Chà Lạt trông rất nhỏ.

Chia sẻ cùng PV Dân trí, ông Vi Tân Hợi cũng như ông Lô Văn Chiến và người dân xã Hữu Khuông tha thiết và mong muốn Báo Dân trí cùng các nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân xã Hữu Khuông xây dựng một chiếc cầu vượt lũ tại nút điểm giao thông bản Con Phen qua dòng suối Chà Lạt.

“Ở xã chúng tôi có 2 điểm rất cần cho việc xây dựng cầu là bản Con Phen và Tủng Hốc. Tuy nhiên, trước mắt cần ưu tiên cho điểm giao thông tại bản Con Phen là nơi có lưu lượng người dân và học sinh đi lại nhiều nhất. Nút điểm này có dòng Chà Lạt vào mùa mưa nguy hiểm nhất và cần được xây dựng cầu càng sớm càng tốt”, ông Lô Văn Chiến mong muốn.

Thế nhưng con suối này lại gần lại khá lớn và rộng, mùa mưa lũ đều bị chia cắt, các em học sinh phải nghỉ học.
Thế nhưng con suối này lại gần lại khá lớn và rộng, mùa mưa lũ đều bị chia cắt, các em học sinh phải nghỉ học.

Ông Vi Tân Hợi cho biết: “Nếu được Báo Dân trí và các nhà hảo tâm giúp đỡ, chúng tôi sẽ làm cây cầu với quy mô, kết cấu cầu tại điểm giao thông bản Con Phen như sau: Cầu dân sinh vượt lũ, kết cấu bằng thép, mố cầu và chân trụ bằng bê tông cốt thép, chiều dài 35 mét, chiều rộng 1,2 mét, chiều cao 3 mét. Trọng tải tối đa 1,5 tấn. Bảo đảm cho người và xe máy đi lại an toàn”.

Xã Hữu Khuông, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 26.973ha, dân số 606 hộ, 2.668 người, cư trú ở 7 bản. Trong đó, dân tộc Thái 1.168 người (chiếm 43,8%), cư trú ở 2 bản: Bản Xàn và Pủng Bón; dân tộc Mông 272 người (chiếm 10,2%), cư trú ở 1 bản: Chà Lâng; người Khơ Mú 1.228 người (chiếm 46%), cư trú ở 4 bản: Con Phen, Tủng Hốc, Huồi Cọ và Huồi Pủng. Đây là xã nghèo nhất tỉnh Nghệ An cho đến thời điểm hiện tại (tỷ lệ hộ nghèo 80,74%).

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2515: Ủng hộ xây cầu cho người dân xã Hữu Khuông, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 11 700 00 10 420

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Nguyễn Duy