Sau 45 tuổi cần tránh 3 điều để không rước bệnh, kéo dài tuổi thọ
(Dân trí) - Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa yếu tố môi trường (chế độ ăn, hoạt động thể lực, béo phì, thuốc lá...) với nguy cơ mắc bệnh, thậm chí là ung thư.
Dù là đàn ông hay phụ nữ thì ở độ tuổi trung niên, cơ thể sẽ bắt đầu gặp một số vấn đề như: đường huyết cao, lipid máu cao, đau đầu, đau thắt lưng, đau mỏi cánh tay...
Đặc biệt là đối với nam giới, với sự gia tăng của tuổi tác, sự lão hóa của cơ thể ngày càng nhanh. Nhiều quý ông có thói quen xấu hút thuốc, uống rượu bia sẽ gây ra những tổn thương lớn cho cơ thể.
Sau khi bước vào tuổi 45, hãy tránh xa 3 điều này để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Thường xuyên thức khuya rất có hại cho cơ thể. Điều đó là do các cơ quan trao đổi chất trong cơ thể chúng ta hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Nếu năng lượng cung cấp cho cơ thể lúc này không đủ thì có thể sinh ra độc tố.
Nếu một người thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị yếu đi từng chút một và đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Ngoài ra, nó còn dẫn đến sự tích tụ của một lượng lớn tạp chất trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Thần kinh giao cảm của những người thức khuya luôn ở trạng thái phấn khích về đêm, nên ban ngày thường không có tinh thần, chóng mặt, trí nhớ suy giảm, khó tập trung, phản ứng chậm. Qua thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh như suy nhược thần kinh, mất ngủ…
Người thức đêm nhiều sẽ gây hại cho tì khí, các cơ quan nội tạng cũng không thể có sự điều chỉnh kịp thời, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nếu có thể hạn chế tối đa thói quen thức khuya và điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sẽ giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, giúp các cơ quan trong cơ thể được phục hồi và hoạt động hiệu quả hơn.
Xã hội hiện đại, áp lực công việc lớn khiến cuộc sống của con người luôn bận rộn. Đặc biệt dân công sở ở trong văn phòng cả ngày trời sẽ rất ít có cơ hội để vận động.
Ngồi, nằm nhiều dẫn đến máu lưu thông kém, trao đổi chất chậm, liên tục suy giảm thể lực cũng như dẫn đến bệnh thắt lưng và cột sống cổ. Đặc biệt đối với người trung niên và cao tuổi nếu ít vận động, không tập thể dục trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây tổn hại lớn đến sức khỏe.
Lười vận động làm giảm hệ miễn dịch. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch có ý nghĩa rất lớn với sức khỏe con người. Nó giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm mốc hay ký sinh trùng độc hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các tế bào. Đặc biệt, việc này còn có liên quan mật thiết đến sự hình thành các khối u ác tính.
Chế độ ăn uống không lành mạnh rất có hại cho cơ thể. Chế độ ăn giàu chất béo và chất xơ trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Chế độ ăn thiếu i-ốt dễ gây u tuyến giáp, thiếu protein và vitamin B dễ gây ung thư gan, ung thư vòm họng. Ngoài ra, một số phụ gia thực phẩm như hương liệu, phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo ngọt… cũng có tác động tăng nguy cơ ung thư…
Lạm dụng bia rượu là thói quen xấu cần bỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ bất kỳ lượng rượu nào cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Rượu đã được chứng minh là trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và tham gia vào quá trình làm thay đổi cấu trúc ADN.