3 thói quen khi ngủ của nhiều người Việt đang hủy hoại lá gan

Minh Nhật

(Dân trí) - Khoảng 1/3 cuộc đời của một người dành cho… chiếc giường. Do đó có thể thấy, giấc ngủ là một phần không thể tách rời của cuộc sống.

Theo y học, giấc ngủ là thời gian để các cơ quan trao đổi chất trong cơ thể tự điều chỉnh và tự chữa lành. Đảm bảo ngủ đủ giấc mới có thể duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng.

Trong số các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là gan có nhu cầu về giấc ngủ lớn nhất. Nếu bạn giảm chất lượng giấc ngủ trong thời gian dài và hình thành thói quen ngủ sai, sẽ không khác gì đang tự hủy hoại lá gan của mình.

Gan có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Không kể đến việc lưu trữ và chuyển hóa máu, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể ít nhiều phải có sự điều tiết và duy trì của gan.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, gan cũng cần tự điều chỉnh và nghỉ ngơi để sửa chữa những tổn thương do các hoạt động của nó gây ra. Thời gian ngủ cũng giống như thời gian "tự chữa lành" của gan. Chất lượng giấc ngủ càng cao thì hiệu quả tự phục hồi và làm sạch của gan càng cao.

Tuy nhiên, nếu bạn hình thành thói quen ngủ sai, vì mối liên hệ mật thiết giữa gan và giấc ngủ, đương nhiên sẽ dẫn đến giảm hiệu quả làm việc của gan, giảm khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng. Do đó, nhiều chất chuyển hóa sẽ bị tích tụ trong gan. Các chất chuyển hóa này tiếp tục kích thích gan, và cũng dễ gây ra một loạt các tình trạng như: suy gan, viêm gan và thiếu máu. Vì vậy, giấc ngủ kém chất lượng, không ngon do thói quen ngủ sai cách chẳng khác nào đang hủy hoại gan.

Dưới đây là 3 thói quen xấu khi ngủ đang âm thầm hủy hoại lá gan của bạn:

3 thói quen khi ngủ của nhiều người Việt đang hủy hoại lá gan - 1

Trước khi đi ngủ, nhiều người thường ăn vặt, ăn khuya. Trên thực tế, thói quen này làm tăng gánh nặng cho gan. Việc tiêu hóa thức ăn sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết mật, gan tiếp tục tích tụ độc tố và các chất chuyển hóa trong quá trình chuyển hóa mật, về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của gan.

Vì vậy, ăn khuya trước khi đi ngủ cũng là một thói quen xấu không được khuyến khích, nhất là những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, lẩu. Thực phẩm càng khó tiêu hóa thì gánh nặng cho gan sẽ càng lớn.

3 thói quen khi ngủ của nhiều người Việt đang hủy hoại lá gan - 2

Đây cũng là vấn đề chung của nhiều bạn trẻ hiện nay: Đêm nay ngủ ít, mai sẽ ngủ bù thật nhiều; thời gian đi ngủ và tỉnh giấc thường xuyên thay đổi.

Thói quen ngủ này khiến mô hình giấc ngủ bị gián đoạn, và tác động xấu đến đồng hồ sinh học trong cơ thể con người. Vì sự thay đổi của mô hình giấc ngủ ảnh hưởng đến hiệu quả tự phục hồi của gan, cũng như có hại cho sức khỏe của gan. 

Không chỉ vậy, thay đổi thời gian ngủ thường xuyên trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và stress.

3 thói quen khi ngủ của nhiều người Việt đang hủy hoại lá gan - 3

Thường xuyên thức dậy quá sớm đồng nghĩa với việc thời gian tự phục hồi của gan theo đó sẽ bị rút ngắn lại. Việc nghỉ ngơi điều độ nhưng không đầy đủ thực chất không có lợi cho sức khỏe của gan.

Nói chung, nếu một người đi ngủ vào khoảng 11h thì nên thức dậy vào khoảng 7h ngày hôm sau, lúc này gan đã đủ thời gian phục hồi. Nếu dậy sớm lúc 5h, thậm chí 4h trong thời gian dài, đồng nghĩa với việc giấc ngủ quá ngắn, cơ thể không đủ thời gian phục hồi. Tình trạng thức dậy sớm, ngủ không đủ giấc đặc biệt gặp nhiều ở phụ nữ mãn kinh và người già. Do đó, những trường hợp này cần sớm có phương pháp sửa đổi thói quen đi ngủ để bảo vệ cơ thể nói chung và bảo vệ gan nói riêng.