Di chứng hậu Covid-19 kéo dài bao lâu?

Hậu Covid-19 đã và đang được gợi mở nhiều trên các thông tin y khoa. Số lượng bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi di chứng Covid-19 sau khi khỏi bệnh không ngừng tăng cao. Di chứng hậu Covid-19 bao lâu sẽ hết?

Các di chứng hậu Covid-19 phổ biến

Hậu Covid-19 là thuật ngữ dùng để chỉ những người bệnh đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và có xuất hiện di chứng sau 3 tháng được xác nhận khỏi bệnh. Thông thường, các biểu hiện di chứng sẽ kéo dài tối thiểu 2 tháng nhưng lại không tìm ra được hay chẩn đoán khi kiểm tra. Một trong những biểu hiện phổ biến được ghi nhận là di chứng hậu Covid-19: khó tập trung, sa sút tinh thần, hụt hơi, khó thở….

Di chứng hậu Covid-19 có 200 biến chứng khác nhau. Hầu hết, người bị biến chứng hậu Covid-19 đều sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi đi kèm các vấn đề bất thưởng ở hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương.

Di chứng hậu Covid-19 kéo dài bao lâu? - 1

Hậu Covid-19 mệt mỏi và suy giảm sức lực 

Sau khi khỏi bệnh các biểu hiện như mau mệt hoặc sức mạnh kém đi khá phổ biến. Chính điểm này khiến cho người bệnh chủ quan đặc biệt là nhóm bệnh nhân nhiễm virus thể nhẹ và được điều trị tại nhà. Nguy hiểm hơn là theo số liệu các bệnh nhân cung cấp thì 50 - 90% trong số người mắc Covid-19 được thống kê bởi nhiều quốc gia có nguy cơ mệt mỏi kéo dài.

Người bệnh nằm nghỉ quá lâu hoặc không vận động thời gian dài chính là nguyên nhân làm các khối cơ dần yếu đi. Ở biến thể SARS-CoV-2 gây mất vị giác còn làm cho bệnh nhân chán ăn. Điều đó dẫn tới khả năng tiếp nhận dưỡng chất cơ thể suy giảm. Những bệnh nhân phải nằm điều trị và dùng máy thở thường điều trị kéo dài vài tháng. Thời gian quá lâu không vận động trao đổi chất cơ thể sẽ yếu đi và khi khỏi bệnh cần có thời gian thích nghi làm quen trở lại.

Hậu Covid-19 để lại hậu quả cho hệ thần kinh

Di chứng Covid-19 có thể làm hủy hoại chức năng của hệ thần kinh. Từ đó người sau khi khỏi bệnh thường bị rối loạn tiền đình, hoa mắt chóng mặt nặng hơn là dẫn đến suy giảm trí nhớ và rối loạn ngôn ngữ. Hậu Covid-19 với hệ thần kinh được gọi là hội chứng sương mù não. Người mắc hội chứng này trí nhớ sẽ như lúc lớn tuổi và độ linh hoạt giảm đáng kể.

Những thông tin lâm sàng được ghi nhận cho thấy bệnh nhân mắc chứng sương mù não có thể gây ra viêm não nếu không phát hiện sớm. Một vài trường hợp sương mù não là biến chứng hậu Covid-19 có thể biến mất sau vài tháng. Tùy theo nguyên nhân dẫn đến di chứng và phương pháp điều trị sẽ thay đổi linh hoạt.  

Tổn thương hệ hô hấp là di chứng phổ biến

Nơi đầu tiên virus tấn công chính là hệ hô hấp. Do vậy ho, khó thở, sổ mũi,… đều có thể trở thành dấu hiệu của bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng phần lớn chỉ xuất hiện sau khi người bệnh đã khỏi bệnh như ho, khó thở kéo dài….

Sau hồi phục người bệnh có dấu hiệu tâm lý phức tạp

Bệnh nhân sau khi hồi phục rất hay có vấn đề về tâm lý bất ổn. Nguyên nhân tìm ra chính là sự tấn công của virus ảnh hưởng đến tế bào thần kinh làm cho người bệnh khó ngủ, đau nhức vùng đầu…. Cơ thể người bệnh sau quá trình chống chọi lại virus sẽ dễ căng thẳng và xuất hiện lo âu nên tình trạng rối loạn càng nghiêm trọng hơn.

Những hormone cơ thể sau khi nhận tín hiệu từ cảm xúc của con người lại liên tục tăng tiết khiến cảm xúc nhạy cảm hơn. Lâu dài sự gia tăng hormone tiêu cực là cortisol tăng khiến người bệnh bi quan và nóng nảy hơn trước.

Bệnh lý tim mạch gia tăng ở bệnh nhân hậu Covid-19

Tim là bộ phận duy trì sự sống cho cơ thể nhờ hoạt động bơm máu cung cấp oxy cho các cơ quan. Nhưng vị trí quá gần phổi nên virus xâm chiếm được phổi sẽ nhắm đến cơ quan này. Người bệnh ho nhiều dẫn đến đau tức ngực ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Lâu dài, men tim tăng dẫn đến viêm cơ tim kết hợp cảm xúc lo âu hồi hộp tình trạng dường như trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số bệnh nhân có bệnh lý nền về tim mạch từ trước nên mức độ tổn thương sẽ nặng hơn. Sau khi khỏi bệnh từ 1 đến 3 tháng là thời điểm rối loạn nhịp tim phổ biến được phát hiện. Một phần yếu tố cảm xúc tiêu cực cũng ảnh hưởng đến chức năng của hệ tuần hoàn.

Một số di chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Bên cạnh những di chứng phổ biến thì cũng có một số di chứng hậu Covid-19 hiếm khi xuất hiện. Số lượng người gặp những di chứng này không nhiều nhưng lại có hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

- Rối loạn nội tiết

Sự thay đổi thói quen cùng biến đổi tâm lý của người bệnh khiến hormone cơ thể thay đổi. Sự tấn công virus dẫn đến đường huyết tăng khiến người bệnh mắc tiểu đường type 2 càng nguy hiểm hơn. Sau khi khỏi bệnh, người chưa từng mắc có thể được chẩn đoán loãng xương, Graves,....

- Hậu Covid ảnh hưởng đến da, tóc và lông ở các bộ phận

Không ít người bệnh hậu Covid-19 bị bạc tóc, rụng tóc mất kiểm soát. Đây được xếp vào hội chứng nhẹ và ít gặp. Nếu nguyên nhân là do sự thay đổi của một số thụ thể ảnh hưởng do virus tấn công. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân đến từ các cơ quan nội tạng thì lại vô cùng nguy hiểm.

Tế bào mầm nằm sâu trong nang tóc mới là mục tiêu thực sự của virus. Nếu tế bào nguồn chịu tổn thương thì khả năng sinh sôi phát triển sẽ suy yếu. Bên cạnh rụng lông, tóc người bệnh có thể xuất hiện mẩn đỏ, mụn hay nốt sần trên da.

- Hệ tiêu hóa ảnh hưởng 

Đã từng có nghi vấn rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân của lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Người sau khi được chẩn đoán âm tính nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài nên chú ý điều này. Các nghiên cứu hiện cho thấy đó có thể là báo hiệu các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, tăng men gan, khó tiêu.

- Gan người bệnh sau hồi phục chịu tổn thương lớn

Gan chịu tổn thương sẽ dẫn đến thay đổi sắc tố da và màu mắt. Người bị tổn thương gan có thể kiểm tra nhờ các xét nghiệm hóa sinh và xác định nguyên nhân gan tổn thương. Sự xuất hiện của virus trong tế bào gan đã đưa ra luận điểm, chúng là nguyên nhân làm gan bị tổn thương nặng nề.

Khi virus tấn công làm gan chịu tổn thương có thể dẫn đến viêm diện rộng, nồng độ oxy trong máu giảm mạnh, viêm nội mạc.

- Sau khi mắc Covid-19 người bệnh có thể bị sốc nhiễm trùng

Bệnh nhân sốc nhiễm trùng khá hiếm gặp nhưng khi xuất hiện thì nguy cơ tử vong rất cao. Chỉ khoảng 5% bệnh nhân Covid-19 gặp phải tình huống này. Điểm chung của họ là có bệnh lý nền trước, hệ miễn dịch suy giảm và có tiền sử viêm phổi.

- Nguy cơ đông máu

Huyết khối đặc biệt là huyết khối tĩnh mạch có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 14,1 % trên tổng số bệnh nhân Covid-19 được thống kê gặp phải tình trạng huyết khối. Trong đó 22,7% các bệnh nhân ở khoa ICU bị huyết khối tĩnh mạch.

Ngoài đông máu tĩnh mạch, người bệnh sau khi nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện đông máu mao mạch hoặc động mạch. Khi các cục máu đông đi lên phổi sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông các cơ quan sau này.

- Hậu Covid-19 ảnh hưởng đến chức năng thận

Ống dẫn thận có thể là nơi cho virus bám vào và gây tổn thương dẫn đến các cơ quan khác không nhận đủ oxy. Sau đó, virus nhân số lượng và gây tổn thương khiến máu đông ở thận tăng và làm cơ quan này xuất hiện viêm. Nếu người bệnh mắc chứng suy thận cấp sẽ cần phải lọc máu. Khoảng 40% người bệnh cần lọc máu có thể không qua khỏi.

- Di chứng Covid-19 ở trẻ nhỏ gây viêm lan rộng

Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất cho sức khỏe vì chúng chưa tiêm vaccine và sức đề kháng còn đang phát triển. Biểu hiện điển hình của trẻ bị hội chứng này là sốt cao liên tục, da nổi mẩn, xung huyết giác mạc hay phù nề…. Tâm lý của trẻ lại còn non nớt nên ảnh hưởng càng nghiêm trọng. 

Nguyên nhân sau khi khỏi vẫn để lại di chứng Covid-19 kéo dài

Theo nghiên cứu sau 2 - 3 tháng hồi sức người bệnh có thể thích nghi với cuộc sống. Tuy nhiên nếu hậu Covid-19 kéo dài có thể do cơ thể đã chịu tổn thương quá nặng dẫn đến khó hoặc không hồi phục lại được. 

Sự tổn thương virus thể nặng gây ra có thể khiến cơ quan nội tạng tổn thương trên 40%. Đây là mức độ tổn thương lớn và khó hồi phục. Đồng thời sự phá hủy hệ miễn dịch của virus làm các cơ quan không còn khả năng chống lại virus tấn công.

Đối tượng có bệnh lý nền từ trước đặc biệt là liên quan đến đường hô hấp sẽ nghiêm trọng hơn. Khi virus nhân rộng sức chịu đựng của phổi không đủ chống lại dẫn đến cảm xúc tâm lý hỗn loạn tăng nguy cơ mắc biến chứng cao tới 6 lần so với người khỏe mạnh.

Một số gợi ý giảm nhẹ di chứng Covid-19

Sau khi những bệnh nhân mắc di chứng Covid-19 gia tăng, Tổ chức Y tế đã tiến hành khảo sát thống kê cụ thể. Khoảng 33 - 76 % người sẽ hồi phục lại cuộc sống sau 6 tháng. Trong đó 20 % người có thể tái nhiễm và số còn lại cần thường xuyên theo dõi điều trị nếu cần thiết.

Để ngăn ngừa các nguy cơ hậu Covid-19 gây ra, bạn cần lưu ý duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Với người hụt hơi, khó thở hoặc quá trình điều trị cần hỗ trợ thở, việc rèn luyện hít thở vô cùng quan trọng. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội... nên được áp dụng vì ngoài nâng cao thể lực hình thức luyện tập này cũng rèn khả năng hô hấp.

Dinh dưỡng là một phần thiết yếu của cuộc sống. Người bệnh sau khi khỏi Covid-19 càng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn hơn. Những nhóm thực phẩm giảm khoáng chất, vitamin và đạm cần ưu tiên. Đồng thời bạn nên duy trì thói quen uống nước đủ để tạo môi trường dung dịch cho cơ thể hấp thụ chuyển hóa dưỡng chất  tốt hơn.

Sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn nên tái khám hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ. 3 tháng đầu là giai đoạn hậu Covid phổ biến ở hầu hết bệnh nhân. Việc chăm sóc sức khỏe thời điểm đó sẽ sớm phát hiện và xử lý được di chứng nghiêm trọng Covid-19 để lại.

Người từng nhiễm Covid-19 vẫn có thể bị tái nhiễm đặc biệt là khi biến chủng ngày càng mạnh. Chính vì thế, thực hiện 5K là một trong những phương pháp hiệu quả giảm thiểu tối đa sự xâm nhập của virus. Các vật dụng của người bệnh nên được sát khuẩn và thực hiện cách ly để không tiếp xúc gần gây ra lây chéo và phát tán diện rộng. Tiêm vaccine cũng là một trong những phương pháp ngăn chặn di chứng Covid-19 nghiêm trọng. 

Di chứng Covid-19 có thể kéo dài 1 - 6 tháng hoặc lâu hơn. Thời gian chính xác phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể người bệnh. Nếu quá trình điều dưỡng sau khỏi bệnh tốt thì di chứng sẽ được kiểm soát và giảm tối đa.

Hiện tại, Vinmec có các gói khám hậu Covid-19:

Đánh giá chức năng hệ hô hấp sau nhiễm Covid-19: Dành cho bệnh nhân có khó thở, ho, tức ngực kéo dài; bệnh nhân bị hạn chế vận động thể lực, hụt hơi.

Đánh giá chuyên sâu chức năng hệ hô hấp sau nhiễm Covid-19: Dành cho các bệnh nhân đã được chẩn đoán tổn thương phổi trong giai đoạn cấp tính: tổn thương phổi kính mờ, viêm phổi, xơ phổi

Sàng lọc rối loạn tâm thần kinh sau nhiễm Covid-19: Dành cho bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài: mất ngủ, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu; rối loạn thần kinh thực vật; suy giảm nhận thức (brain fog); xuất hiện các rối loạn tâm thần: hoang tưởng, sang chấn tâm lý, trầm cảm, lo âu

Đánh giá rối loạn liên quan đáp ứng viêm hệ thống sau miễn nhiễm Covid-19: Dành cho các bệnh nhân sốt kéo dài (> 2 tuần), mệt mỏi không rõ nguyên nhân; phát ban trên da: ban dạng mày đay, hồng ban, ban xuất huyết; tổn thương nhiều cơ quan đã biết: tăng men gan, tổn thương thận, tiêu hóa; rối loạn các dấu ấn viêm; rối loạn huyết học: thiếu máu, tan máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên
Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm