1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đề xuất dịch tả lợn châu Phi vào danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch

(Dân trí) - Bộ NN&PTNT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07 ngày 31/5/2016 của Bộ này quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Trong đó, Bộ này đề xuất đưa bệnh Dịch tả lợn châu Phi vào Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.

Dự thảo cũng đề xuất bổ sung hướng dẫn phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Trong đó nêu rõ, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra.

Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, cả lợn nhà và lợn hoang dã; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

Vi rút gây ra bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi.

dich ta lon chau phi.jpg

Đề xuất dịch tả lợn châu Phi vào danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.

Hóa chất để diệt vi rút dịch tả lợn châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng sodium hydroxide với tỉ lệ 8/1.000 hoặc formalin với tỉ lệ 3/1.000 hoặc chất tẩy trắng hypochlorite chứa chlorine 2,3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút.

Dự thảo cũng nêu rõ phương pháp xử lý và chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi như: khoanh vùng ổ dịch; dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn: quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch; chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Thanh Hóa thành lập 4 chốt ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi

 

Để khoanh vùng, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, ngày 28/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND, thành lập 4 chốt kiểm dịch động vật tại các huyện.

Theo đó, 4 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời gồm: Chốt tại khu vực xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình); chốt tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (tiếp giáp với tỉnh Nghệ An); chốt tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình) và chốt tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình).

52778858_324455688418985_620012523843747840_n.jpg
156-d-1180805-t-7324-l-9-img-8564-1551155139950.jpg

Thanh Hóa thành lập 4 chốt kiểm dịch động vận để ngăn chặn việc vận chuyển động vật nhiễm bệnh và khử độc các phương tiện ra vào địa bàn có lợn nhiễm bệnh.

Mỗi chốt kiểm dịch gồm 8 người. Thời gian hoạt động đến ngày 31/3/2019, thực hiện 24/24 giờ trong ngày (kể cả thứ 7, CN, ngày lễ, ngày nghỉ).

Nhiệm vụ của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại đầu mối giao thông của tỉnh gồm tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn từ lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia, gia cầm ra – vào địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển động vận, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; giảm sát việc xử lý, tiêu hủy khi phát hiện lợn mắc bệnh và các sản phẩm từ lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia, gia cầm; chấp hành nghiêm quy trình, kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn.

Trước 16 giờ hàng ngày, các chốt, trạm kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thú y) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Bình Minh

Nguyễn Dương