1. Dòng sự kiện:
  2. Đại án Vạn Thịnh Phát

Đại án VNCB:

Xác định thêm 800 tỷ đồng của Phạm Công Danh tại tập đoàn Thiên Thanh

(Dân trí) - Trước HĐXX, bị cáo Phạm Công Danh khai nhận vốn điều lệ của tập đoàn Thiên Thanh chỉ có 1.000 tỷ đồng, là phần vốn góp của cả 2 vợ chồng, trong đó Phạm Công Danh góp 800 tỷ.

bicao-1469457054259

Các bị cáo tại tòa

Ngày 9/8, phiên tòa xét xử vụ đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tại VNCB tiếp tục với phần xét hỏi của HĐXX và phần tham gia thẩm vấn của các luật sư bào chữa cho các bị cáo tại tòa. HĐXX đã yêu cầu bị cáo Danh làm rõ phần vốn góp của hai vợ chồng bị cáo Danh trong số vốn điều lệ 1.000 tỉ của Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh.

Khi được hỏi về việc có sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả hay không? - Bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Phạm Công Danh) trả lời: Đối với những khoản vay mà tôi là vợ bị cáo Danh cũng như thành viên của tập đoàn thì xin HĐXX thực hiện đúng theo pháp luật. Còn đối với những việc không nằm trong tầm của tôi thì tôi sẽ bàn bạc cụ thể hơn với chồng tôi. Tất cả tài sản của tập đoàn là tài sản riêng chung của vợ chồng chúng tôi.

Chủ tọa hỏi bà Quách Kim Chi về việc góp vốn điều lệ của tập đoàn Thiên Thanh.

Trả lời câu hỏi của HĐXX bà Chi trình bày: Công ty TNHH MTV tập đoàn Thiên Thanh được thành lập từ năm 2010 với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trước khi trở thành tập đoàn Thiên Thanh thì vợ chồng tôi thành lập công ty này từ năm 2000 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty chúng tôi hình thành từ mô hình công ty gia đình, gồm 2 thành viên là tôi và chồng tôi, trong đó vốn điều lệ của tôi 20% tương đương với 200 tỷ đồng. Bà Chi cũng khẳng định bởi đây là công ty gia đình nên tỷ lệ góp vốn của hai vợ chồng không có giấy tờ cụ thể. Bà cho biết thêm từ lúc bà lấy ông Danh và bắt đầu mở cửa hàng vật liệu xây dựng cho tới khi thành lập tập đoàn Thiên Thanh thì tất cả tài sản đều tài sản chung. Còn việc số vốn điều lệ 1.000 tỷ thì tôi không biết cụ thể bao gồm những tài sản nào.

Sau đó, bị cáo Danh trả lời liên quan tới vốn điều lệ của tập đoàn Thiên Thanh. Quan hệ từ đầu là công ty gia đình nên quy mô nhỏ nên hai vợ chồng không làm giấy tờ góp vốn cụ thể. Từ một công ty TNHH để trở thành tập đoàn Thiên Thanh thì vốn điều lệ liên tục tăng qua từng giai đoạn. Để nâng vốn điều lệ cho công ty, có lúc thì tiền mặt có lúc là hiện vật nhưng do sức khỏe bị cáo kém nên bị cáo Danh nhớ không rõ.

Bị cáo Phạm Công Danh
Bị cáo Phạm Công Danh

Bị cáo Danh xin HĐXX xin làm việc với các luật sư đề bàn bạc, để xác định tài sản vốn điều lệ của tập đoàn riêng của bị cáo là 80% tương đương với 800 tỷ đồng.

HĐXX chấp nhận đề nghị bị cáo Danh cho ông gặp gỡ, bàn bạc với các luật sư bào chữa cho mình nhằm làm rõ khối tài sản của ông trong vốn điều lệ tập đoàn Thiên Thanh.

Đây là lần thứ 2 bị cáo Phạm Công Danh xin gặp người thân và luật sư để bàn hướng khắc phục thiệt hại tại VNCB. Tại phiên xét xử 7 ngày trước, các luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh, ông Phạm Công Trung (em bị cáo Danh), Quách Kim Chi (vợ bị cáo Danh) được phép gặp mặt nhau để tìm cách khắc phục một phần hậu quả vì đã gây thất thoát cho VNCB. Tuy nhiên, do vụ án đang được đưa ra xét xử nên để tránh ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án, việc gặp mặt này được đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt, chặt chẽ của đại diện VKS, cơ quan công an.

Sau cuộc gặp, bị cáo Phạm Công Danh cho biết đã thỏa thuận với người thân tìm nhiều đối tác để cùng hợp tác, khắc phục hậu quả xảy ra tại VNCB. Trong đó có việc tìm nhiều đối tác để đấu giá bất động sản của bị cáo đang sở hữu và xin có thời hạn thực hiện điều này, nếu như được thực hiện theo đề nghị thì sẽ thu được số tiền cao gấp nhiều lần con số 2.600 tỷ đồng mà Hội đồng định giá đưa ra.

Xuân Duy - Trung Kiên