Nơi lo nhân viên "dứt áo" ra đi, chỗ tạm ứng lương giữ chân lao động
(Dân trí) - Trả "lương tạm nghỉ việc" để giữ lao động, thu nhập ngành nào "điêu đứng" nhất vì dịch, vượt "bão" Covid-19 về với nương rẫy… là những thông tin hấp dẫn trong Mục Việc làm, Báo Dân trí, tuần qua.
Giữ chân người lao động: Làm sao dựng được nhiều nhà giá rẻ cho công nhân?
Trước thực trạng chưa thể xây dựng các khu nhà ở giá rẻ trong thời gian gần, ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Khu công nghiệp TPHCM, nhấn mạnh, cần có 2 phương án để hỗ trợ người lao động ổn định chỗ ở.
Khi người lao động yên tâm về nơi ở, họ sẽ gắn bó hơn với thành phố và doanh nghiệp. Đặc biệt, đây cũng là yếu tố để thu hút các nhà đầu tư đến với các khu công nghiệp. Ông Long cũng đặt vấn đề, phải làm sao chuyển các khu lưu trú tại các khu công nghiệp thành nhà của người lao động. Cần có chế độ hỗ trợ mua trả chậm để người lao động có thể mua nhà tại các khu lưu trú thay vì đi thuê như hiện nay...
Cuối năm, mức lương nhân sự giỏi ở nhiều vị trí vẫn còn là câu hỏi mở…
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội), về cơ bản, mức lương tuyển dụng ở các công việc đơn giản, kỹ thuật và quản lý không tăng so với cùng kỳ năm 2020.
"Tuy nhiên, mức lương của nhiều vị trí nhân sự chủ chốt vẫn còn là câu hỏi mở. Bởi doanh nghiệp có thể chấp nhận trả lương hấp dẫn để có nhân sự giỏi nhằm giúp thúc đẩy tiến độ sản xuất kinh doanh dịp cuối năm", ông Vũ Quang Thành nói.
Thu nhập của người lao động ở đâu "điêu đứng" nhất vì Covid-19?
Thu nhập của lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ có mức suy giảm mạnh nhất trên 13% do đại dịch Covid-19. Con số vừa được Tổng cục Thống kê đưa ra.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý III/2021, thu nhập của lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ chỉ đạt khoảng 6,2 triệu đồng, suy giảm hơn 13,5% so với quý trước, là nhóm đối tượng ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh…
Trả "lương tạm nghỉ việc" để giữ người lao động
Trước nguy cơ thiếu hụt lao động tại các khu công nghiệp phía Nam do công nhân ồ ạt đổ về quê tránh dịch, Tổng Liên đoàn lao động VN đã đề xuất 5 giải pháp "giữ chân" người lao động, ổn định sản xuất.
Trong đó đáng lưu ý là giải pháp công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả "lương tạm nghỉ việc", hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả…
Lúc khủng hoảng, doanh nghiệp lo nhân viên "dứt áo ra đi"
"Dìu nhau đi qua khó khăn" là thông điệp được nhắc nhiều giữa doanh nghiệp và người lao động lúc này. Nhưng thực tế không lung linh như lý thuyết , không ít doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự cũng như nhiều nhân sự chọn "dứt áo ra đi" lúc khó khăn.
Lúc này mọi thứ biến chuyển, nhiều người nghiêm túc nhìn lại con đường nghề nghiệp của mình, thấy cần phải thay đổi, đột phá. Có thể nói, quyết định giảm lương từ công ty như là "đòn bẩy" đối với nhiều người để họ dứt khoát trước các lựa chọn…
Kiếm tiền tỷ nhờ câu chuyện đi tìm nấm chữa bệnh cho bố
Sau lần tìm nấm về chữa bệnh cho bố, người đàn ông tại Quảng Bình đã nảy ra ý định rồi bắt tay vào làm nấm. Mô hình HTX do anh dựng nên đã thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đồng thời, HTX cũng bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm cho khoảng 425 lao động; trong đó phần lớn lao động là phụ nữ, người khuyết tật, hộ nghèo, cận nghèo…
Doanh nghiệp cam kết nhận 300 lao động vì câu nói "về quê rồi tính"
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Trần Văn Diệu, Giám đốc Công ty TNHH thủy sản Thái Minh Long (thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cho biết đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Bạc Liêu đề xuất giải pháp phòng chống dịch và tiếp nhận người lao động Bạc Liêu về quê.
Theo đó, ông Diệu cam kết sẽ nhận tối thiểu 300 người đã hoàn thành cách ly y tế, có đủ sức khỏe vào làm việc tại công ty, với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/người/tháng...
Từ chối công việc hấp dẫn ở TPHCM, công nhân về quê với lương 7 triệu đồng
Xác định phải tăng lương cho người lao động khi đi làm trở lại , có thợ tay nghề cao lương đến 30 triệu đồng, anh Sơn hụt hẫng khi một số nhân viên báo: "Em về quê rồi!".
Ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, người lao động di cư rồng rắn rời khỏi thành phố khi mất thu nhập, cạn kiệt về tài chính, đời sống khó khăn... Cùng đó là đủ nỗi lo lắng, bất an trong cuộc sống ở trọ tù túng, lại không biết khi nào có thể đi làm lại. Lúc nghịch cảnh, nhiều người nhận ra doanh nghiệp không thể đồng hành cùng mình...
Lao động "chạy dịch": Vượt "bão" Covid-19, quay về với nương rẫy
Trong đoàn người hồi hương từ miền Nam về Sơn La, nhiều lao động lâm vào cảnh thất nghiệp. Họ phải rời "miền đất hứa" về quê làm nương rẫy và hy vọng sớm ngày trở lại.
"Còn 300 km nữa về đến quê nhà. Suốt 3 ngày qua đội nắng, dầm mưa giờ ai cũng thấm mệt rồi, tranh thủ bóng cây bên đường nghỉ ngơi một lát rồi tiếp tục hành trình nhé", anh Lò Văn Thưởng (29 tuổi, quê xã Mường Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), người dân tộc Mường căn dặn mọi người trong đoàn hồi hương…