PhotoStory

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân

Thực hiện: Dương Nguyên

(Dân trí) - Ở Hà Tĩnh có một dòng họ duy trì nghề làm trống qua nhiều thế hệ. Những ngày này, người thợ làm ra loại nhạc cụ đặc trưng của lễ hội xuân chạy đua với thời gian để trả "đơn hàng" cho khách.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ không thể thiếu dịp đầu xuân (Video: Dương Nguyên).

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 1

Anh Bùi Văn Đồng (41 tuổi) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 3 thế hệ làm trống ở thôn Bắc Thai, xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 2

Với truyền thống lâu đời, có thể nói, Bắc Thai hiện là nơi duy nhất ở Hà Tĩnh làm nghề này. Đặc biệt, 15 hộ làm trống đều mang họ Bùi.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 3

Một ngày làm việc của anh Đồng bắt đầu từ sáng sớm. Nghề làm trống túc tắc quanh năm nhưng dịp Tết Nguyên đán nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất, là mùa bận rộn hơn cả. Ngoài khách trong tỉnh, cơ sở sản xuất của gia đình anh Đồng nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Nghệ An, Quảng Bình, thậm chí ở Đắk Lắk.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 4
Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 5

Ngày xưa chưa có máy móc hỗ trợ, việc cưa bào, đục đẽo rất vất vả, phải thuê thêm nhân công hỗ trợ. Còn giờ, công việc của người thợ đỡ cực hơn đôi chút.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 6

Để làm ra những chiếc trống được thị trường ưa chuộng, trước hết phải có nguyên vật liệu chất lượng. Nhiều tháng trước, anh Đồng đã đi khắp nơi, đặc biệt là đến vùng núi để tìm mua những cây gỗ mít có tuổi đời trên dưới một trăm năm. Loại gỗ này ít mối mọt, co giãn.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 7

Mặt trống được làm từ da bò. Loại vật liệu này được đặt từ các lò mổ trong tỉnh. Đó phải là da của con bò già trên 10 tuổi. Sau khi gom về, da cần phải phơi 10 nắng.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 8
Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 9
Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 10

Có được nguyên vật liệu chất lượng đã khó, các công đoạn làm ra một chiếc trống càng gian nan, vất vả hơn. "Trống da bò, chang mít, nịt song", nghĩa là da bò dùng làm bề mặt trống, gỗ mít dùng làm thân trống, mây, còn gọi là song dùng làm dây nịt trống. Đây là công thức mà các thế hệ nghệ nhân làng Bắc Thai truyền tay nhau nhằm giữ gìn và phát huy nghề này. Để làm ra được chiếc trống có âm vang, bền đẹp, người thợ phải tỉ mẩn, kiên trì làm 10 công đoạn trong vòng một tuần đến vài tháng.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 11

Trước Tết 2 tháng, cơ sở của anh Đồng nhận đơn hàng 20 chiếc trống, loại lớn nhất có đường kính 1,6-1,7m, có giá 35-40 triệu đồng. Trừ chi phí, anh lãi khoảng 15-20 triệu đồng/chiếc.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 12
Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 13

Còn loại trống nhỏ có đường kính khoảng 30cm có giá 600.000 đồng/chiếc, anh Đồng lãi 300.000 đồng. Ngoài làm trống mới, người thợ còn nhận sửa chữa, thay mặt trống cũ. Mùa Tết Nguyên đán, đúng là mùa ăn nên làm ra của người thợ Bắc Thai. Trừ chi phí, anh Đồng thu về trên dưới 200 triệu đồng.

Ngày cuối năm tất bật của người thợ làm ra loại nhạc cụ lễ hội Xuân - 14

Ông Bùi Văn Nghiệm, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ xây dựng và nghề trống Thạch Hội cho biết, địa phương có 15 hộ với hơn 30 lao động đang "giữ lửa" cho làng nghề truyền thống. Có những gia đình 3-4 thế hệ cùng làm.

"Nghề làm trống ở Bắc Thai có từ thế kỷ trước, đến nay vẫn giúp giải quyết công ăn việc làm, mang lại sung túc cho nhiều hộ. Không những vậy, chúng tôi còn tự hào vì tiếng trống do mình làm ra luôn âm vang trong những lễ hội dịp Tết đến Xuân về", ông Nghiệm nói.