Đuổi ngay lập tức hay họp rồi mới đuổi thì có khác gì nhau?
Cái sự thua kiện này khiến tôi uất ức không chịu nổi. Tôi không tiếc tiền nhưng tôi thấy xử như vậy là không thỏa đáng. Rõ ràng lỗi của nhân viên rành rành ra đó, tại sao không cho tôi quyền xử lý? Đuổi ngay lập tức hay tổ chức cuộc họp rồi đuổi thì có khác gì nhau?
Ông thẩm phán nói rằng công ty sa thải nhân viên như vậy là sai. Giám đốc la mắng nhân viên như vậy là không đúng. Nhân viên cãi lại giám đốc như với người bằng vai phải lứa cũng trật luôn. Cuối cùng ông ta phán một câu: “Mọi người phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Huề tiền. Nói như vậy ai nói không được? Bị nhân viên làm cho tức trào máu họng mà biểu mềm mỏng, nhẹ nhàng là sao?
Tôi kể ra chuyện này, mọi người thử xem làm người lãnh đạo như tôi thì phải xử lý ra sao? Cậu nhân viên thủ kho làm việc đã 5-6 năm, thường ngày vẫn biết xuất 1 cây kim ra khỏi kho cũng phải có đủ chữ ký của các bên liên quan; vậy mà sáng hôm đó lại cho cả một xe hàng lọt ra tới cổng theo lệnh miệng của phó giám đốc? Rõ ràng họ thông đồng với nhau để moi móc tài sản của công ty chứ không phải lỗi vô ý.
Tôi nói với cậu nhân viên ấy: “Tôi nghĩ trong đầu anh là não chứ đâu phải bả đậu? Cái này mà tôi báo công an thì họ còng đầu anh. Đồ ăn cháo đái bát. Cút ngay!”.
Tôi chỉ nói vậy rồi lệnh miệng cho phòng nhân sự thông báo cho các bộ phận có liên quan xóa tên cậu thủ kho ra khỏi danh sách nhân sự của công ty ngay lập tức. Tất nhiên là cậu ta cũng được hộ tống ra khỏi công ty ngay lập tức để tôi khỏi chướng mắt.
Chuyện phải làm tức thì là vậy nhưng sau đó tôi cũng yêu cầu phòng nhân sự, phòng kế toán tính toán đầy đủ tiền lương, tiền phép năm chưa nghỉ, tiền đồng phục chưa cấp phát và tất tần tật mọi thứ cho cậu ta. Thử hỏi tôi sai chỗ nào? Công ty là nhà của tôi. Cho ai ra vô là quyền của tôi, mắc mớ chi quan tòa phán xét? Thử hỏi có người vô nhà ông ta làm bậy xem ông ta có tống cổ ngay lập tức như tôi không?
“Hành vi của bị đơn vừa vi phạm quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; vừa vi phạm quy định về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động. Đâu phải anh làm giám đốc thì muốn làm trời, làm đất gì cũng được? Đất nước này có luật pháp, mọi công dân bất kể là ai đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật...”.
Kết quả là tôi thua kiện. Tôi phải nhận lại cậu thủ kho và bồi thường cho cậu ta đủ thứ các khoản. Mất tiền không làm tôi đau mà tôi đau nhất là việc thua kiện. Xúc phạm danh dự nhân phẩm ư? Luật quy định là “hành vi” mà tôi có làm gì đâu? Tôi chỉ “nói” thôi mà chứ có thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với nhân viên đâu mà bảo tôi xúc phạm?
Cái sự thua kiện này khiến tôi uất ức không chịu nổi. Tôi không tiếc tiền nhưng tôi thấy xử như vậy là không thỏa đáng. Rõ ràng lỗi của nhân viên rành rành ra đó, tại sao không cho tôi quyền xử lý? Đuổi ngay lập tức hay tổ chức cuộc họp rồi đuổi thì có khác gì nhau?
“Sếp nên cân nhắc việc kháng cáo vì có thể chỉ mất thêm thời gian, công sức và rước lấy bực mình. Thay vì theo đuổi vụ kiện thì nên dành tâm trí làm việc khác. Sếp không muốn thấy mặt cậu thủ kho thì có thể thương lượng, trả thêm tiền để cậu ta nghỉ việc mà”. Trưởng phòng nhân sự khuyên tôi như vậy.
Tất nhiên là tôi không kháng cáo. Dại gì mà kháng cáo khi biết chắc chắn rằng mình sẽ thua? Nhưng tôi vẫn ấm ức. Công bằng ở đâu trong chuyện này, mọi người làm ơn chỉ cho thấy đi!
Tôi kể ra chuyện này, mọi người thử xem làm người lãnh đạo như tôi thì phải xử lý ra sao? Cậu nhân viên thủ kho làm việc đã 5-6 năm, thường ngày vẫn biết xuất 1 cây kim ra khỏi kho cũng phải có đủ chữ ký của các bên liên quan; vậy mà sáng hôm đó lại cho cả một xe hàng lọt ra tới cổng theo lệnh miệng của phó giám đốc? Rõ ràng họ thông đồng với nhau để moi móc tài sản của công ty chứ không phải lỗi vô ý.
Tôi nói với cậu nhân viên ấy: “Tôi nghĩ trong đầu anh là não chứ đâu phải bả đậu? Cái này mà tôi báo công an thì họ còng đầu anh. Đồ ăn cháo đái bát. Cút ngay!”.
Tôi chỉ nói vậy rồi lệnh miệng cho phòng nhân sự thông báo cho các bộ phận có liên quan xóa tên cậu thủ kho ra khỏi danh sách nhân sự của công ty ngay lập tức. Tất nhiên là cậu ta cũng được hộ tống ra khỏi công ty ngay lập tức để tôi khỏi chướng mắt.
Chuyện phải làm tức thì là vậy nhưng sau đó tôi cũng yêu cầu phòng nhân sự, phòng kế toán tính toán đầy đủ tiền lương, tiền phép năm chưa nghỉ, tiền đồng phục chưa cấp phát và tất tần tật mọi thứ cho cậu ta. Thử hỏi tôi sai chỗ nào? Công ty là nhà của tôi. Cho ai ra vô là quyền của tôi, mắc mớ chi quan tòa phán xét? Thử hỏi có người vô nhà ông ta làm bậy xem ông ta có tống cổ ngay lập tức như tôi không?
“Hành vi của bị đơn vừa vi phạm quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; vừa vi phạm quy định về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động. Đâu phải anh làm giám đốc thì muốn làm trời, làm đất gì cũng được? Đất nước này có luật pháp, mọi công dân bất kể là ai đều phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật...”.
Kết quả là tôi thua kiện. Tôi phải nhận lại cậu thủ kho và bồi thường cho cậu ta đủ thứ các khoản. Mất tiền không làm tôi đau mà tôi đau nhất là việc thua kiện. Xúc phạm danh dự nhân phẩm ư? Luật quy định là “hành vi” mà tôi có làm gì đâu? Tôi chỉ “nói” thôi mà chứ có thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với nhân viên đâu mà bảo tôi xúc phạm?
Cái sự thua kiện này khiến tôi uất ức không chịu nổi. Tôi không tiếc tiền nhưng tôi thấy xử như vậy là không thỏa đáng. Rõ ràng lỗi của nhân viên rành rành ra đó, tại sao không cho tôi quyền xử lý? Đuổi ngay lập tức hay tổ chức cuộc họp rồi đuổi thì có khác gì nhau?
“Sếp nên cân nhắc việc kháng cáo vì có thể chỉ mất thêm thời gian, công sức và rước lấy bực mình. Thay vì theo đuổi vụ kiện thì nên dành tâm trí làm việc khác. Sếp không muốn thấy mặt cậu thủ kho thì có thể thương lượng, trả thêm tiền để cậu ta nghỉ việc mà”. Trưởng phòng nhân sự khuyên tôi như vậy.
Tất nhiên là tôi không kháng cáo. Dại gì mà kháng cáo khi biết chắc chắn rằng mình sẽ thua? Nhưng tôi vẫn ấm ức. Công bằng ở đâu trong chuyện này, mọi người làm ơn chỉ cho thấy đi!
Theo Báo Người lao động