3 bước đàm phán tăng lương hay thăng chức "đi vào lòng sếp"
Sự tự tin rất cần thiết để có được một cuộc đàm phán tăng lương hoặc thăng chức thành công. Việc thu hẹp khoảng cách tự tin, không có nghĩa là bạn đã thu hẹp được khoảng cách về tiền lương.
Bởi vì ngoài sự tự tin, còn có những yếu tố ảnh hướng khác. Dưới đây là những yếu tố quyết định bạn cần phải nâng cao để có được một cuộc đàm phán hữu hiệu.
Theo một nghiên cứu của Wellesley phụ nữ thường có xu hướng nội tâm hóa những phản hồi tiêu cực và để nó ra lệnh cho ý thức về giá trị của họ. Nếu chúng ta phạm sai lầm trong công việc, chúng ta nghĩ phần lớn là vì chúng ta thiếu những kỹ năng. Nhưng nếu chúng ta đạt được một cột mốc chuyên nghiệp, chúng ta sẽ gán cho nó sự may mắn.
Không có gì lạ khi phụ nữ cảm thấy áp lực phải hoàn hảo trong công việc. Và khi đến lúc phải đàm phán tăng lương hoặc thăng chức, áp lực này có thể là một trở ngại cho sự thành công. Khi tôi và nhóm của mình tiến hành nghiên cứu cho cuốn sách Choke, chúng tôi thấy rằng áp lực thành công dẫn đến suy nghĩ thái quá, điều này gây ra tình trạng tê liệt do phân tích quá nhiều. Chúng ta tập trung quá nhiều vào những gì chúng ta nói ra. Chúng ta dò dẫm từng từ một và thậm chí quên những điểm quan trọng mà chúng ta đã dự định thực hiện.
Tóm lại, chúng ta nghẹt thở với điều đó. Và nhiều phụ nữ sau đó sẽ nội tâm hóa kết quả tiêu cực này như một sản phẩm của một đặc điểm tính cách tiêu cực, thay vì thừa nhận tình trạng bất bình đẳng có hệ thống có thể khiến chúng ta lo lắng.
Vậy có thể làm gì để vượt qua những rào cản này? Mặc dù việc nhắc nhở bản thân về tất cả những lý do bạn xứng đáng được tăng lương hoặc thăng chức, nhưng cách bạn thực hiện các cuộc đàm phán căng thẳng cũng là một điều quan trong không kém. Dưới đây là 3 lời khuyên quan trọng cho bạn để có thể cải thiện cuộc đàm phán của mình.
1. Thực hành, thực hành, thực hành
Khi bạn đã quyết định những gì bạn sẽ nói trong cuộc đàm phán của mình, hãy dành thời gian để thử nói trực tiếp với những người có tầm quan trọng đối với bạn cho dù đó là người bạn hay đồng nghiệp.
Dĩ nhiên là ngồi xuống với họ có thể giúp bạn bớt lo lắng hơn là việc ngồi với sếp. Thêm vào đó, họ có thể đưa ra những nhận xét hoặc phân tích về quan điểm nói chuyện của bạn. Bạn sẽ có thêm thời gian để cải thiện tốt hơn.
Nếu bạn không có thời gian để luyện tập với những người xung quanh, hãy tự quay video hoặc quan sát chính mình trong gương. Có thể không thoải mái khi nhìn thấy mình trên phim hoặc phải nhìn chằm chằm vào chính mình trong gương.
Nhưng nếu bạn có thể làm điều này và điều chỉnh sự luyện tập của mình để thuyết phục hơn, bạn sẽ cảm thấy khi phải làm một cách thực tế sẽ dễ dành và tự nhiên hơn.
2. Chấp nhận những phản ứng tự nhiên của cơ thể
Yêu cầu tăng lương hoặc thăng chức vốn đã rất căng thẳng và sự lo lắng đó càng tăng lên khi bạn bị đổ mồ hôi và cảm thấy tim mình đập thình thịch như khi bạn bước vào cuộc họp lớn.
Thay vì xem những phản ứng sinh lý này là một điều gì đó tiêu cực, hãy điều chỉnh lại chúng theo hướng tích cực: đó là cách cơ thể của bạn nói rằng bạn đang làm một điều gì đó có ý nghĩa.
Nếu bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hơn, hãy nói với bản thân rằng cơ thể bạn đang tăng lưu lượng máu đến não để bạn có thể suy nghĩ rõ ràng hơn. Bằng cách thay đổi quan điểm của bạn, bạn có thể biến những lo lắng của mình thành một công cụ tích cực.
3. Giải tỏa tâm lý trước khi bắt đầu
Bạn đang ngồi ở bàn làm việc thì nhận được thông báo: Việc đàm phán tiền lương của bạn sẽ diễn ra trong 15 phút nữa. Bạn nên xem lại điểm nói chuyện của mình và đưa ra một chỉnh sửa cuối cùng, phải không? Sai rồi.
Thời gian để chuẩn bị cho bản thân không phải là ngay lập tức trước cuộc họp mà bạn có thể lật đổ cuộc tranh luận của mình và không đưa ra quan điểm của mình. Thay vào đó, hãy sử dụng thời gian đó trước cuộc họp để giải tỏa tâm trí của bạn. Nghe bài hát yêu thích của bạn. Gọi một người bạn. Đi bộ ngắn...
Dù đó là gì đi nữa, nếu bạn thoải mái đi vào, bạn sẽ thoải mái hơn khi các cuộc đàm phán bắt đầu và có thể trình bày trường hợp của bạn một cách thuyết phục.
Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến một cuộc đàm phán thành công và có một số yếu tố mà bản thân bạn không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện tốt ba bước này, bạn sẽ cải thiện cơ hội để có được kết quả mà bạn mong muốn.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp