Việt Nam sẽ là "công xưởng của thế giới"

(Dân trí) - Dân số trẻ, chi phí lao động rẻ hơn các nước trong khu vực cùng với các lợi thế về vị trí chiến lược, kinh tế vĩ mô ổn định khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà sản xuất trên thế giới.

Việt Nam sẽ là công xưởng của thế giới
Việt Nam được ví như một nền kinh tế đang trỗi dậy với thu nhập bình quân đầu người tăng vọt từ dưới 300 USD lên gần 2.000 USD trong vòng 2 thập niên qua. 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Việt Nam sẽ là "công xưởng của thế giới"

* Điện thoại di động, máy tính bảng cũ sẽ bị thu hồi

* Việt Nam nhập siêu 1,87 tỷ USD chỉ trong nửa tháng!

* Gần 4.000 doanh nghiệp bị “xóa sổ” từ đầu năm
* Triệu hồi hơn 1.000 xe Mercedes tại Việt Nam
* Nhìn lại tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

Phát biểu tai Hội nghị Invest ASEAN 2015, ông John Chong - Giám đốc điều hành Tập đoàn Maybank Kim Eng đánh giá, Việt Nam không những có thể trở thành đầu mối sản xuất chủ lực của châu Á mà còn là công xưởng của thế giới nhờ vào lợi thế cơ cấu dân số trẻ, chi phí lao động chỉ bằng phân nửa so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan hay Philippines.

Theo ông John Chong, môi trường kinh tế và chính trị ổn định, nằm ở vị trí chiến lược gần chuỗi cung ứng toàn cầu và tầng lớp người tiêu dùng tăng nhanh cũng là những yếu tố tích cực giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng loạt các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo nước ngoài.

"Ngay đầu thập niên 1990, các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo nước ngoài đã coi Việt Nam như một cấu phần quan trọng trong chiến lược Trung Quốc + 1 khi lập nhà máy ở Việt Nam để phòng rủi ro cho các khoản đầu tư tại Trung Quốc. Trong số các nhà đầu tư có tầm nhìn xa tại Việt Nam có thể kể tới, như Samsung, Toyota hay Ford” - ông John Chong nói.

Ông John Chong cũng cho rằng, việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đánh dấu sự trưởng thành của khu vực, trong đó Việt Nam được ví như một nền kinh tế đang trỗi dậy với thu nhập bình quân đầu người tăng vọt từ dưới 300 USD lên gần 2.000 USD trong vòng 2 thập niên qua. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp chế tạo trong nước phát triển cũng như thu hút nhà đầu tư đến Việt Nam.

"Có ý kiến cho rằng Việt Nam đã bỏ lỡ lợi thế đi trước trong sản xuất công nghiệp chế tạo. Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây có lẽ mới là đúng thời điểm để vươn lên cho Việt Nam", John Chong nói thêm.

Trước John Chong, nhiều chuyên gia cũng từng nhìn nhận Việt Nam sẽ là quốc gia tiếp nối Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới". Mỹ từ này trên thực tế đã được kỳ vọng sẽ trao cho Việt Nam từ gần chục năm trước đây. 

Một nhà đầu tư nước ngoài là ông Jonathan Tizzard, Giám Đốc Bộ phận Nghiên cứu & Định giá Cushman & Wakefield Việt Nam từng đánh giá, thị trường Việt Nam đã trở nên đặc biệt hấp dẫn nhờ Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp cải cách mới. Việc đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho nhiều người dân Việt Nam phát triển khả năng đọc hiểu và tính toán, giúp nguồn lao động Việt Nam chuyển từ những nghề nông năng suất thấp sang những công việc văn phòng năng suất cao hơn.

Với mức lương vẫn còn thấp so với những nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài do nguồn lao động lành nghề với chi phí hợp lý. Việt Nam cũng thu lợi từ nguồn nhân công khá ổn định. Độ tuổi trung bình của Việt Nam dưới 30 và mỗi năm lại có thêm từ 1 đến 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động, tạo nguồn cung dồi dào.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, việc trở thành công xưởng của thế giới không hẳn đã là điều đáng tự hào. Bởi lẽ, khi thời của công nhân giá rẻ và ít quy định hạn chế đã qua từ khá lâu, thế giới dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức thì Việt Nam lại thu hút những nhà sản xuất sử dụng nhiều lao động, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp...

Một bài báo mới đây đăng trên Bloomberg cũng chỉ ra rằng, phần lớn những hoạt động sản xuất được chuyển giao cho Việt Nam có giá trị gia tăng thấp như dệt may, đồ nội thất, linh kiện điện tử... Trong khi đó, Trung Quốc đang dần nâng cao giá trị của mình. "Năng suất của các ngành sản xuất tại Việt Nam rất thấp là cản trở lớn nhất cho việc phát triển hơn nữa của Việt Nam", Karel Eloot - Giám đốc chi nhánh Thượng Hải Karel Eloot của McKinsey & Co nhận định.

Phương Dung

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”