"Ông trùm" dầu mỏ Trung Quốc suy thoái “tồi tệ nhất” sau nhiều thập kỷ
(Dân trí) - Thị trường dầu mỏ và suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đã khiến nhiều công ty dầu mỏ quốc hữu Trung Quốc phải chịu thua lỗ nặng nề dù tăng mức sản lượng.
Đặc biệt, trong đó có "ông trùm" dầu mỏ Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đưa ra quyết định cắt giảm sản xuất và chi tiêu chủ yếu tại các dự án dầu đá phiến ở Mỹ và các dự án cát dầu ở Canada.
CNOOC đã công bố doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2020 giảm 5,5% trong khi mức sản lượng tăng 9,7%, vì giá dầu giảm 19,3%.
Thị trường dầu mỏ và suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đã buộc CNOOC - nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn của Trung Quốc - phải cắt giảm ngân sách chi tiêu dự án cho năm nay 11% và mục tiêu sản lượng là 3% khi đẩy lùi sản xuất tại các dự án không có lãi ở nước ngoài.
Người đại diện của CNOOC cho biết: "Trong tình hình giá dầu thấp như hiện nay, công ty đã điều chỉnh chiến lược hoạt động kịp thời và thực hiện quyết định đầu tư thận trọng hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của mình".
Theo hồ sơ ghi chép, công ty được nhà nước hậu thuẫn đặt mục tiêu chi 75-85 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay, thay vì dự kiến 85 - 95 tỷ Nhân dân tệ trong tháng 1 đầu năm nay. Trong khi đó, mục tiêu sản xuất của công ty này đã được điều chỉnh xuống từ 520-530 triệu thùng còn 505-515 triệu thùng dầu.
Trong quý 1 đầu năm nay, công ty đã công bố doanh thu giảm 5,5%, xuống còn 40 tỷ Nhân dân tệ, do giá dầu giảm 19,3% so với mức tăng sản lượng 9,7%.
Việc cắt giảm sản xuất và chi tiêu của CNOOC sẽ chủ yếu diễn ra trong các dự án dầu đá phiến ở Mỹ và các dự án cát dầu ở Canada, nơi sản xuất sẽ được giữ ở mức tối thiểu và điều chỉnh theo suy giảm tự nhiên.
“Việc đóng cửa hoàn toàn là rất khó khăn, rất khó khăn. Hơn nữa, các công nhân sẽ cảm thấy nản lòng khi thị trường giảm mạnh”, giám đốc tài chính của CNOOC - ông Xie Weizhi trả lời với các phóng viên thông qua cuộc họp báo trực tuyến ngày 28/4.
"Các dự án dầu mỏ của họ ở ngoài khơi Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn có hiệu quả kinh tế vì chi phí sản xuất thấp hơn, lên tới 29,78 USD/thùng vào năm ngoái. Hy vọng rằng giá dầu sẽ tăng trở về mức 30 - 40 USD/thùng trong những tháng tới đây", ông Xie nói.
“Trong khi các công ty thăm dò và sản xuất khác đang giảm một nửa chi tiêu vốn, chúng tôi cho rằng CNOOC sẽ chỉ giảm 13 đến 25% xuống còn 60-70 tỷ Nhân dân tệ”, chuyên gia phân tích cấp cao Neil Sanidge Bernstein phát biểu.
Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty dầu mỏ được nhà nước hậu thuẫn vào năm 2018 để tăng cường thăm dò và sản xuất trong nước để ngăn chặn sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào dầu mỏ nước ngoài, khi 73% lượng tiêu thụ dầu của nước này trong năm ngoái là từ các công ty từ nước ngoài.
Hôm 29/4, nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất quốc gia, PetroChina, đã công bố khoản lỗ ròng quý đầu tiên là 16,2 tỷ Nhân dân tệ, so với lợi nhuận 10,2 tỷ Nhân dân tệ trong quý trước đó, ngay cả khi sản lượng tăng 6,1%.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất dầu tăng 3,9% lên 14,9 tỷ Nhân dân tệ nhờ sản lượng cao hơn và chi phí sản xuất thấp hơn đã bị xóa sổ bởi 8,7 tỷ Nhân dân tệ từ hoạt động lọc dầu và hóa chất, và thiệt hại tiếp thị là 16,6 tỷ Nhân dân tệ.
Rival China Oil & Chemical (Sinopec) cũng rơi vào khoản lỗ ròng quý đầu tiên là 19,8 tỷ Nhân dân tệ, so với lợi nhuận 14,8 tỷ Nhân dân tệ một năm trước đó, do sản xuất dầu chỉ có lãi trong khi các khoản lỗ lớn được ghi nhận trong hoạt động lọc, tiếp thị và hóa chất.
Hương Vũ
Theo SCMP