Nhật Bản đang gánh một "núi" nợ
Quỹ tiền tệ Quốc tế cảnh báo nợ công của Nhật Bản sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2030 nếu nước này không có chính sách ngăn chặn kịp thời.
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cảnh bảo, nợ công của Nhật Bản sẽ tăng lên gấp 3 lần so với quy mô nền kinh tế vào năm 2030 nếu Chính phủ nước này không có hành động ngăn chặn.
Hiện nợ công trên GDP của Nhật Bản đã tăng lên khoảng 245%, khiến xứ sở hoa anh đào trở thành quốc gia có gánh nặng nợ lớn nhất. Báo cáo của Bộ Tài chính trong năm 2014 cho thấy nợ công của nước này đã cán mức kỷ lục cao nhất, đạt con số 1,02 triệu tỉ yên ( tương đương 11 nghìn tỷ USD).
“Các chính sách hiện tại của Nhật Bản là không bền vững bởi nợ công cứ mãi leo dốc. Điều Chính phủ nước này cần làm là củng cố lại tài chính trong thời gian ngắn hạn nhằm mục đích đưa nợ công đi xuống.”, báo cáo IMF phát ra hôm thứ Năm (23.7) qua.
IMF đã nhiều lần kêu gọi Nhật Bản kiểm soát lượng nợ khổng lồ đang ngày một gia tăng của nó. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang trong quá trình phục hồi sau hàng thập kỷ chìm trong giảm phát và trì trệ kéo dài. “Tham vọng Tokyo”, điều mà người ta hay nghe trong thời gian qua, bởi các chương trình tài trợ của nước này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
“Trước mắt, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này cần phải có sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh kế và giảm nợ công.”, IMF cảnh báo.
Nhật Bản dự kiến sẽ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào tháng 4 năm 2017. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền trong ngân quỹ chính phủ nước này sẽ nhiều hơn nhưng nguy cơ tăng trưởng cũng sẽ chậm lại. IMF đã đề nghị Nhật Bản phải hành động ngay từ bây giờ để tìm cách bù đắp vào nền kinh tế.
Ví dụ, giai đoạn thứ hai của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng Tư năm 2017. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền nhiều hơn trong ngân quỹ của Chính phủ, nhưng nguy cơ tăng trưởng theo đó cũng chậm hơn. IMF đã đề nghị Nhật Bản bắt tay vào thực hiện ngay bây giờ để tìm cách bù đắp, thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng cần phải tiếp tục ưu tiên cải cách cơ cấu kinh tế. Nước này đã và đang thực hiện một số chính sách mới làm thay đổi và vực dậy nền kinh tế như “Abenomics” - nhóm chính sách nhằm hồi sinh nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Hai mũi tên trong Abenomics – nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu chính phủ đã trở thành các chất xúc tác cho chỉ số Nikkei. Kể từ thời điểm ông Abe nhậm chức Thủ tướng năm 2012, chỉ số MSCI Nhật Bản đã tăng 37%. Các nhà đầu tư hiện trông chờ liệu ông Abe có thể tận dụng nhiệm kỳ của mình để đạt được mũi tên khó khăn nhất – tái cấu trúc hay không.
“Một kế hoạch cụ thể sẽ giúp Nhật Bản tự tin hơn trên con đường cải cách trong tương lai, giúp chỉ số tiêu dùng và đầu tư đi theo hướng tích cực hơn.”, Kalpana Kochhar, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương của IMF cho biết.
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng thế giới (WB) cũng vừa công bố nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỷ USD. Số liệu này cao hơn mọi công bố từ trước tới nay của các cơ quan Việt Nam, và như vậy mỗi người dân đang gánh trên 1.200 USD nợ công, tương đương hơn nửa năm thu nhập.
Các chuyên gia nước ngoài nhận định Việt Nam vay nợ cao chủ yếu do nhu cầu tài trợ ngân sách lớn. Bội chi đã tăng từ mức 4,9% GDP năm 2008 lên 5,3% GDP năm 2014. Nửa đầu năm 2015, ngân sách tiếp tục thâm hụt khoảng 99.000 tỷ đồng (4,5 tỷ USD).
Để kiềm chế áp lực nợ công, bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị Chính phủ cần củng cố tài khóa phù hợp với tăng trưởng để giảm bớt nhu cầu bù đắp thâm hụt ngân sách, đồng thời phải hợp lý hóa nguồn chi và cải thiện hiệu quả đầu tư công.
Theo Duy Duy (Tổng hợp)
Đất Việt