1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Giá điện rục rịch tăng dưới 10%

(Dân trí) - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, các phương án đề nghị điều chỉnh giá điện của EVN lần này nằm trong phạm vi từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định; thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công Thương. Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng trong tháng 3/2015.

Các đề xuất tăng giá của EVN trình lên đều nằm trong phạm vi 7% đến dưới 10%
Các đề xuất tăng giá của EVN trình lên đều nằm trong phạm vi 7% đến dưới 10%

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Đề cập đến vấn đề điều hành giá điện, người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, theo Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, trường hợp các thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân cơ sở cập nhật tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành (sau khi đã sử dụng Quỹ bình ổn giá điện) với mức từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Các phương án đề nghị điều chỉnh giá điện của EVN lần này nằm trong phạm vi từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định; do đó, thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công Thương. Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, EVN từng có đề xuất tăng giá điện bình quân lên 9,5%.

Bộ trưởng Nên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành kiểm tra, thẩm định phương án giá điện năm 2015 do EVN đề xuất, báo cáo Thủ tướng trong tháng 3/2015.

Trong khi đó, về mặt bằng giá cả, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước vẫn tiếp tục giảm, kể cả vào tháng Tết Nguyên đán. 

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, chỉ số CPI thời gian qua giảm chủ yếu do tác động của việc giảm giá dầu thế giới, nhất là đối với chỉ số giá nhóm giao thông. 

Bên cạnh đó, nguồn cung hàng hóa trên thị trường dồi dào. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, bình ổn giá, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định pháp luật về giá. Chương trình kích cầu, khuyến mãi cuối năm đối với hàng tiêu dùng, điện máy, điện tử được thực hiện rộng rãi tại nhiều địa phương. Lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm... Đây là những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm so tháng trước.

Tuy vậy, Bộ trưởng Nên cũng lưu ý, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng giảm nhưng sức mua của nền kinh tế tiếp tục tăng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm ước tăng 11,4% , nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 10,7%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (6,2%). Các ngành kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm tăng 12% (cùng kỳ tăng 5,4%).

Được biết, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra hôm nay (2/3), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định CPI giảm liên tiếp không phải là hiện tượng giảm phát của nền kinh tế mà nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng, dầu, giá gas trong nước điều chỉnh giảm mạnh theo giá thế giới, tác động làm giảm chỉ số giá các nhóm hàng Giao thông, Nhà ở và vật liệu xây dựng.

Theo Bộ trưởng Vinh, “giảm phát của nền kinh tế được phản ánh qua hiện tượng cung vượt cầu, dẫn tới suy giảm sản xuất trong nước. Tuy nhiên, tình hình sản xuất trong nước 2 tháng đầu năm vẫn phát triển tốt, sức mua (thể hiện qua tổng mức bán lẻ) tăng cao (nếu loại trừ yếu tố giá thì tháng 2/1015 tăng 10,7%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ các năm trước 2014 là 6,2%; năm 2013 là 3,6%)”.

Bích Diệp
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”
Dòng sự kiện: Tăng giá điện từ 16/3

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm