1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Giá dầu chạm đáy và cơ hội cho kinh tế Nga

Kinh tế thế giới đang trải qua những giờ phút sôi động và kịch tính nhất khi trong phiên giao dịch ngày hôm qua giá dầu đã chạm mốc 58 USD/thùng, mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây và vượt khỏi được sự dự đoán của giới chuyên gia.

Tổng thống Putin sẽ giải được bài toán giá dầu
Tổng thống Putin sẽ giải được bài toán giá dầu
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Đó là ngón đòn quyết định trong cuộc đọ sức giữa OPEC và Mỹ trên thị trường dầu, đồng thời cũng là một sự đe dọa đối với những quốc gia có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu. Nó có thể là một tin không thể tồi tệ hơn, nhưng cũng có thể là một tin mừng cho các quốc gia này, vì nó cũng báo hiệu cho việc giá dầu có thể tăng trở lại trong thời gian tới.

Sở dĩ dầu có phiên tụt giá mạnh như thế là vì những dự báo của Cơ quan năng lượng thế giới (IEA)  về triển vọng của nhu cầu đối với thị trường dầu thế giới trong năm 2015. Theo đó, IEA dự báo nhu cầu thị trường dầu thế giới trong năm tới sẽ giảm khoảng 230.000 thùng/ngày, một dự báo có tính chất bi quan do những dấu hiệu hồi phục kinh tế ở EU hay Nhật vẫn tỏ ra chậm chạp. 

Giá dầu tụt một một cách nhanh chóng như vậy đã đẩy các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ rơi vào thế buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc sẽ phải đóng cửa, đồng thời cũng đang khiến gánh nặng mà các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ tăng lên.

 Nhưng, một số nhà phân tích cho rằng, việc giá dầu giảm sâu một cách vượt khỏi dự đoán của giới chuyên môn lần này lại đang có thể là một tín hiệu mừng. Những đợt giảm giá trước tuy không lớn nhưng lại diễn ra liên tục và không có dấu hiệu chững lại, nhưng lần này thì khác. 

Việc giá dầu chạm đáy ở mức 58 USD/thùng đang đe dọa nghiêm trọng các hãng khai thác dầu đá phiến của Mỹ phải giảm sản lượng loại hình khai thác được xem là khá đắt đỏ này. Điều này đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ có thể tăng trở lại trong thời gian tới, khi lượng dầu dư trên thị trường thế giới giảm đáng kể. Đó sẽ là một tin tức đáng mừng cho các nước xuất khẩu dầu mỏ như Nga.

 Nga có thể sẽ là một trong những nước vui mừng nhất trước sự kiện này, dù việc giá dầu chạm đáy đang khiến ngân hàng Nga vừa phải bơm thêm 600 triệu USD để giữ giá đồng Rup. Về ngắn hạn Nga sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ hậu quả của việc giảm giá dầu, nhưng về dài hạn khi dầu tăng giá trở lại đó sẽ là một tin tốt với kinh tế xứ sở bạch dương. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế mà Nga đang gánh chịu với việc đồng Rup sụt giá nghiêm trọng một phần bắt nguồn từ việc dầu liên tục giảm giá trong thời gian qua. Dầu chính là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư ở Nga, và “mọi tài sản ở Nga đều phụ thuộc vào giá dầu”, ông Dmitriy Gritskevich - một nhà phân tích ở OAO Promsvyazbank ở Moscow cho biết.

 Việc giá dầu chạm đáy trong tuần này và có thể tăng trở lại trong thời gian tới vì thế có thể đem lại một giải pháp tích cực cho những vấn đề mà kinh tế Nga đang gặp phải, nhất là ở thời điểm hiện tại. Trong những ngày gần đây ngân hàng trung ương Nga thông báo họ phải tính tới các giải pháp phi quy ước, cụ thể là các biện pháp siết chặt tài chính để can thiệp vào việc tiếp tục mất giá của đồng Rup.

 Sở dĩ như thế, là vì những người đứng đầu ngân hàng trung ương Nga đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan thực sự. Một mặt họ muốn tiếp tục bơm USD để trợ giá đồng Rup, trong đó có thể tính tới biện pháp tăng lãi suất vốn là cách thức cơ bản để giảm lạm phát, nhưng mặt khác việc kiểm soát vốn có thể gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Nga vốn đang rất cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất, nhất là trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa của người dân Nga đang tăng lên do hàng nhập khẩu ngày càng trở nên khan hiếm và quá đắt do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

 Có thể thấy toàn bộ cấp cao của chính phủ Nga đang hoạt động hết công suất để giải quyết tình hình khó khăn trên. Tổng thống Putin liên tục có các cuộc công du để mở rộng hợp tác và thúc đẩy thương mại, gần nhất là với Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ; trong khi đó các nhà lãnh đạo của ngân hàng Nga đang tập trung giải quyết tình trạng khó khăn của kinh tế Nga để dung hòa giữa yêu cầu kiềm chế lạm phát nhưng vẫn đảm bảo nền kinh tế không rơi vào suy thoái.

 Việc giá dầu chạm đáy và có thể tăng trở lại trong thời gian tới vì thế sẽ là một tin mừng cho kinh tế Nga, nó có thể mang lại một giải pháp khá toàn diện có thể giải quyết hầu hết những khó khăn mà kinh tế Nga đang gặp phải.

 Giá dầu tăng sẽ khiến dòng vốn của các nhà đầu tư tăng trở lại, đẩy giá đồng Rup thoát ra khỏi tình trạng sụt giá hiện nay, đồng thời cũng mang lại khởi sắc cho hoạt động xuất khẩu dầu mỏ vốn chiếm một nửa ngân sách Nga. Khi ngân sách đã hồi phục, những nguồn lực để chính phủ Nga trợ giá đồng Rup và giải quyết các khó khăn khác cũng sẽ tốt hơn.
 
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm