Giá dầu thế giới và bàn cờ chính trị
Giá dầu lửa giảm có tác động tích cực tới tăng trưởng của kinh tế thế giới. Các nước nhập khẩu dầu lửa giảm chi phí, có điều kiện kích cầu tiêu dùng cá nhân cũng như cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Kinh tế thế giới tăng trưởng đưa lại nhiều tác động kích thích tăng trưởng trên những lĩnh vực khác. Nhìn như thế sẽ thấy rất nhiều nền kinh tế và quốc gia có được cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nhờ giá dầu lửa giảm.
Thu nhập từ xuất khẩu dầu lửa chiếm tới 40% thu nhập của Nga
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Giá dầu xuống thấp, PV Gas cầu cứu PVN * Khởi tố thêm 6 đồng phạm của cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng * 10.000 tấn thịt trâu nhập khẩu đi đâu? * Giá xăng tiếp tục giảm 320 đồng/lít, xuống dưới 20.000 đồng/lít |
Giá dầu lửa càng giảm thì nguồn thu nhập này của Nga càng hạn hẹp và gây cho Nga càng thêm nhiều khó khăn, phức tạp về tài chính và ngân sách. Nga lại đang bị Mỹ và EU cùng với một vài đồng minh khác trừng phạt về kinh tế, tài chính và thương mại nên tác hại của việc giá dầu lửa giảm lại càng thêm tai hại.
Vì thế, Nga buộc phải tìm cách đối phó theo những định hướng khác chứ không tự mình có đủ khả năng để tác động ngăm chặn giá dầu lửa tiếp tục giảm và đảo ngược chiều hướng biến động hiện tại của giá dầu lửa trên thị trường thế giới.
Nga và Mỹ hiện đã vượt Ả rập Xê út về mức độ khai thác dầu lửa hàng ngày trong khi Ả rập Xê út là thành viên OPEC khai thác nhiều dầu lửa nhất. Mỹ và Ả rập Xê út đang có cuộc chiến tranh không tuyên bố về giá dầu và khả năng chịu đựng tác động của giá dầu lửa giảm.
Đương nhiên, cả hai có được ngay từ đầu tác động phụ là gây thiệt hại cho Nga, Iran và Venezuela.
Nhưng mục tiêu chính của họ là phân định uy lực và ảnh hưởng trên thị trường dầu lửa và trong ngành công nghiệp khai thác dầu lửa thế giới trong tương lai. Cũng chính vì thế mà Ả rập Xê út kiên quyết không chịu giảm mức độ khai thác dầu lửa hàng ngày, chủ trương thà để cả OPEC bị vô hiệu hoá chứ không để bị tổn hại lợi ích riêng.
Nước này đóng vai trò quan trọng nhất trong OPEC và như thế đã khai tử OPEC một cách không chính thức. Cũng chính vì thế mà giá dầu trên thế giới sẽ còn tiếp tục giảm với hàng loạt tác động đa dạng, đa chiều về chính trị cũng như kinh tế đối với cả thế giới.
Giá dầu giảm làm tình hình chính trị căng thẳng giữa một số nước. Sự đối nghịch giữa Shia Iran và Sunni Saudi Arabia sẽ gia tăng thêm, vì hai nước cùng là thành viên của OPEC nhưng Iran muốn giảm sản xuất dầu để giữ giá, trong khi Saudi Arabia lại muốn tăng sản xuất.
Một số người nhận định rằng Saudi Arabia liên kết với Hoa Kỳ để thao túng chính trị và làm hại Iran. Ô. Masoud Mirkazemi, một đại biểu của Nghị Viện Iran, nguyên là bộ trưởng dầu hỏa, nói rằng “Saudi Arabia, có ý muốn kiềm chế OPEC, phục vụ quyền lợi của G20.”
Tổng Thống Nicholas Maduro của Venezuela đổ lỗi cho Hoa Kỳ làm hạ giá dầu để làm suy yếu Nga và những nước sản xuất dầu. Một lý thuyết cho rằng giá dầu giảm sẽ buộc Nga phải có một giải pháp hòa dịu đối với Ukraine và Iran phải tìm cách thỏa hiệp về chương trình hạt nhân.
Theo Hoàng Mai
Diễn đàn Doanh nghiệp