1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Đủ chiêu lách luật kiếm lợi, sữa “cười khẩy” với giá trần?

Từ trước đến nay, các DN sữa đã có đủ chiêu để lách luật tăng giá khiến nhiều bộ quản lý phải bó tay. Vì thế, dù bị áp giá trần, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại, sữa vẫn có cách để vượt qua.

Lần đầu tiên, mặt hàng sữa cả nội lẫn ngoại bị áp giá trần, có loại, bị khống chế giảm tới 38% so với giá hiện tại, cách biệt 137.000 đồng/hộp. Nhưng vẫn chưa thể mừng vội bởi khả năng thực thi và kiểm soát còn chưa rõ.

 

Tuy nhiên, từ trước đến nay, các DN sữa đã có đủ chiêu để lách luật tăng giá khiến nhiều bộ quản lý phải bó tay. Vì thế, dù bị áp giá trần, nhiều chuyên gia vẫn lo ngại, sữa vẫn có cách để vượt qua.

 

Giá sữa sẽ giảm mạnh

 

Điều tưởng chừng không thể làm được cuối cùng đã trở thành hiện thực. Bảng giá trần của 25 mặt hàng sữa vừa được Bộ Tài chính công bố.

 

Chị Lê Na, một nhân viên cửa hàng sữa trên phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội ngạc nhiên thốt lên: "Không ngờ, giá trần này lại thấp đến thế!".

 

Theo tính toán của chị Na, các mức giá trị tuyệt đối sẽ giảm xuống lớn hơn rất nhiều so với dự báo ước tính chỉ 50.000-70.000 đồng/hộp trước đây của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên.

 

Chẳng hạn, sữa Enfagrow A + 3 hương Vanila hộp 900g của hãng Mead Johnson Nutrition hiện có giá bán buôn tại công ty là 444 đồng/hộp thì mức giá bị khống chế mới phải hạ tới 135.000 đồng/hộp, nghĩa là, giảm tới 30%.

 

Giá sữa giảm mạnh hơn cả mong đợi.
Giá sữa giảm mạnh hơn cả mong đợi.

 

Giảm mạnh nhất là sữa Abbott Grow 3, giảm tới 161.000 đồng/hộp, từ mức 419.000 đồng/hộp giá bán buôn hiện nay xuống chỉ còn 258.000 đồng/hộp. Khoảng chênh lệch này lên tới 38%.

 

Có mức giảm nhẹ nhất cũng đồng thời là loại sữa rẻ nhất trên thị trường hiện nay là sữa nội của Vinamilk. Một hộp 900g sữa Dielac Pedia 1+ HT sẽ phải giảm 82.000 đồng/hộp, về mức 278.000 đồng/hộp, tương ứng 20% giảm.

 

Cùng đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cũng được khống chế, chỉ được phép cao hơn 15% so với các mức giá bán buôn trên.

 

Hiện nay, nhiều cửa hàng bán lẻ tại các trung tâm thành phố lớn do hưởng chiết khấu trên hóa đơn nên không bán theo giá khuyến nghị của nhà sản xuất - thường cao hơn, mà bán ngang bằng hoặc chỉ nhỉnh hơn 5.000-10.000 đồng/hộp so với giá bán buôn.

 

Nếu so với các mức giá cạnh tranh này thì giá sữa tới tay người tiêu dùng tới đây cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều. Ví dụ, thấp nhất là sữa Dielac Alpha 123 HT của Vinamilk sẽ rẻ khoảng 35.000 đồng/hộp. Cao nhất là sữa Abbott Grow 3 có thể rẻ hơn 120.000 đồng/hộp.

 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói: "Đây là điều rất đáng ghi nhận và hoan nghênh sự cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước. Người tiêu dùng có quyền hi vọng, song, kết quả đến đâu còn phải chờ thời gian, chính sách phải được thử thách qua thực tiễn cuộc sống. Giờ, còn quá sớm để đánh giá là sẽ đi vào cuộc sống hay không".

 

Lo doanh nghiệp lách

 

Tới đây, người tiêu dùng có thể không còn lo giá sữa cứ tăng mà không có điểm dừng kiểu 1 năm 2 vụ, các hãng sữa bột dành cho trẻ em lại đẩy giá, mỗi lần điều chỉnh ít là 5%, nhiều là 20-30% /đợt.

 

Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tính toán, từ năm 2009 đến năm 2012, sữa bột trẻ em đã trải qua 17 lần tăng giá, với mức tăng trung bình 30%/năm. Giá sữa năm 2012 đã tăng cao gấp đôi so với giá sữa năm 2009.

 

Còn theo kết quả thanh tra mới đây của Bộ Tài chính, từ năm 2013 đến hết quý I/2014, giá sữa của 5 doanh nghiệp lớn tiếp tục tăng từ 2,4- 30,6% tùy mặt hàng. Các doanh nghiệp sữa đã đổ quá nhiều tiền vào quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, vượt mức quy định của Luật thuế TNDN. Tổng số tiền ở 4 công ty có vi phạm này lên tới 386 tỷ đồng, làm tăng giá thành và giá bán sản phẩm sữa dành từ 2,18% đến 16,39%.

  

Một nghiên cứu của Bộ Công Thương cũng xác nhận, chi phí quảng cáo và tiếp thị, mức chiết khấu của hãng sữa luôn cao hơn 1,5-2 lần mức quy định và đều được tính vào giá thành sản phẩm. Do đó, thuế hay giá xăng, giá điện - chỉ là yếu tố rất nhỏ trong cấu thành giá sữa, đều không thể là lý do thuyết phục cho việc tăng giá bán lẻ ồ ạt. Các doanh nghiệp thường viện lý do giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng, nhưng thực tế, có giai đoạn, các chi phí này trên thế giới giảm nhưng giá trong nước vẫn cứ tăng, điển hình như giai đoạn tháng 6/2011 đến tháng 9/2012.

 

Với một tiền lệ xấu như vậy, các chuyên gia kinh tế vẫn nghi ngờ tính khả thi của việc áp giá trần trên, bởi thực tế vừa qua đã chứng minh khả năng biến tấu vô biên, lách luật mọi cách của doanh nghiệp sữa.

 

TS Vũ Đình Ánh nhận định: "Việc áp giá trần theo từng mặt hàng cụ thể như vậy đang có nhiều kẽ hở. Trong 6 tháng tới, doanh nghiệp ra một mặt hàng mới, mà kỳ thực, chỉ là thay đổi mẫu mã, bao bì, thậm chí đổi tên, nằm ngoài 25 mặt hàng trên thì sẽ khỏi phải tuân thủ giá trần này.

 

"Chẳng hạn, hôm nay doanh nghiệp bán sữa Alpha, mai, họ đổi sang sữa Beta thì... Bộ Tài chính sẽ làm thế nào?", ông ví dụ.

 

Theo ông, trên danh nghĩa, Bộ Tài chính có thể kiểm soát được doanh nghiệp lớn, nhưng với hàng nghìn cửa hàng bán lẻ thì việc kiểm soát giá trần sẽ thực hiện như thế nào, để đảm bảo, không quá 15% so với giá bán buôn?

 

"Người tiêu dùng quan tâm lớn nhất hiện là khả năng thực thi và kiểm soát của cơ quan quản lý, nếu không thì việc áp giá trần sẽ không có tác dụng", TS Ánh nói.

 

Nỗi lo của vị chuyên gia kinh tế này không thừa, mới đây, ngày 25/4, khi vừa bị thanh tra và chuẩn bị áp dụng các biện pháp bình ổn thì hãng sữa Mead Johnson vẫn tăng được giá từ 7-11% với lý do, thay đổi bao bì, mẫu mã, hay như tình trạng giảm trọng lượng sữa tới 50g, nhưng giá sữa vẫn không đổi. Hãng sữa Abbott cũng xin tăng nhưng đã bị Bộ Tài chính bác bỏ.

 

Theo Phạm Huyền

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước