1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Đẩy mạnh giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Hà Phong

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.

Chủ trì tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023 diễn ra sáng 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường quản lý chặt chẽ, thúc đẩy tiến độ dự án lớn, quan trọng, có tính lan tỏa cao, nhất là công trình giao thông trọng điểm.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm; khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 theo đúng nguyên tắc, tiêu chí quy định; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, kiểm tra, rà soát từng dự án, bố trí kế hoạch vốn.

Đẩy mạnh giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 (Ảnh: Trần Hải).

Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành kế hoạch phân bổ vốn còn lại (14.100 tỷ đồng). Đánh giá khả năng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2%; đề xuất phương án xử lý, điều chỉnh trước ngày 15/2.

Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng cũng yêu cầu khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, đổi mới cách nghĩ, cách làm, xây dựng chính sách, dự án có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp đặc thù riêng của địa phương.

Về thương mại, xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phát triển và khai thác hiệu quả thị trường trong nước gắn với thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; khai thác hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới; đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, như Trung Quốc, Ấn Độ, tận dụng tối đa cơ hội từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại; thúc đẩy việc ký FTA với Isarel... cũng là yêu cầu với Bộ Công Thương. 

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không để thiếu hụt năng lượng. Bảo đảm hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng xăng, dầu ổn định, giảm khâu trung gian… Sớm sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Khẩn trương sửa đổi khung giá điện; điều chỉnh giá điện theo lộ trình phù hợp, không giật cục.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng khơi thông thị trường gắn với tổ chức sản xuất phù hợp, nhất là sản phẩm chủ lực, có thế mạnh, tận dụng hiệu quả cơ hội nhu cầu lương thực đang tăng trên thế giới và việc Trung Quốc mở cửa trở lại. Thúc đẩy chuyển đổi phương thức sản xuất, thương mại trong ngành nông nghiệp (như chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm).

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài đã được Bộ Chính trị cho chủ trương; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện phương án xử lý đối với 4 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả còn lại để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến. 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm