Triển lãm toàn cảnh giáo dục Việt Nam thế kỉ 19-20

(Dân trí) - Từ lều chõng đi thi, học chữ Hán, chữ Nôm, học sinh Việt Nam đến lớp học chữ quốc ngữ, thực hành thí nghiệm...

Triển lãm “Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802-1945 qua tài liệu lưu trữ” đang được trưng bày tại nhà Tiền đường (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Đây là hoạt động do Trung tâm lưu trữ Quốc gia phối hợp với Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức, hướng tới kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2014).

Triển lãm toàn cảnh giáo dục Việt Nam thế kỉ 19-20

Các triều đại phong kiến Việt Nam tuyển chọn nhân tài thông qua khoa cử. Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long giữ vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất nước. Giai đoạn 1802-1945 dưới triều Nguyễn, hiện thực nền giáo dục Việt Nam là bức tranh hỗn dung đan xen yếu tố giáo dục truyền thống và các nhân tố giáo dục mới. Việc dạy học chữ Hán ngày càng giảm thiểu, chữ Quốc ngữ cùng nhiều kiến thức mới về văn học, địa lý, khoa học... được đưa vào chương trình giáo dục. Hàng loạt trường tiểu học, trung học, cao đẳng, dạy nghề ra đời, trở thành gạch nối cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam sau này. Những hình ảnh về nền giáo dục Việt Nam thời kỳ này được thể hiện tại triển lãm "Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802-1945 qua tài liệu lưu trữ" được trưng bày ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 28/10.

Triển lãm “Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802-1945 qua tài liệu lưu trữ” giới thiệu bộ sưu tập phong phú gồm 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật được lựa chọn từ khối Châu bản triều Nguyễn, các phông tài liệu tiếng Pháp đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và một số hiện vật được lưu giữ tại Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội… Triển lãm đã mang đến cho người xem cái nhìn tổng quan hơn về giáo dục khoa cử Nho giáo triều Nguyễn và giáo dục khoa cử Tây học thời Pháp thuộc cũng như quá trình thay thế từng bước của nền giáo dục Tây học trước sự suy yếu của nền giáo dục Nho học trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Đây là những tài liệu và hiện vật đặc biệt giá trị, có tác dụng tham khảo rất lớn đối với học sinh, sinh viên, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về giáo dục để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc từng bước cải cách nền giáo dục hiện nay.

Thăm triển lãm, bạn Ngô Đức Nghĩa (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Mình đã hiểu biết thêm về nền giáo dục của nước nhà từ lúc được thành lập dưới triều Nguyễn đến thời Pháp thuộc đến một số cuộc cải cách giáo dục hiện nay. Mình thấy rằng, ở bất kỳ thời điểm nào dưới thời phong kiến hay bị nước ngoài đô hộ nhưng nước ta vẫn đầu tư, quan tâm cho nền giáo dục và đấy là một trong những đầu tư quan trọng cho thế hệ mai sau”.

Triển lãm toàn cảnh giáo dục Việt Nam thế kỉ 19-20

Các thí sinh lều chõng đi thi. Trong 143 năm tồn tại, nhà Nguyễn tổ chức được 39 kỳ thi Đại khoa, lấy 293 vị tiến sĩ. Bấy giờ, Văn Thánh miếu và Quốc Tử Giám Huế được thành lập tại kinh đô Phú Xuân, tiếp tục giữ vai trò đào tạo nhân tài cho đất nước.

Triển lãm toàn cảnh giáo dục Việt Nam thế kỉ 19-20

Các tân khoa dạo phố để ra mắt người dân. Thời vua Minh Mạng, ông cho chỉnh đốn lại khoa cử và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ. Trước đó (đời Gia Long) chỉ có thi Hương.

Triển lãm toàn cảnh giáo dục Việt Nam thế kỉ 19-20

Tân khoa dự tiệc. Sau khoa thi năm 1919, do ảnh hưởng của chế độ đô hộ Pháp, thi Nho học Việt Nam chấm dứt, thay thế vào đó là các loại thi cử dùng chữ quốc ngữ.

Triển lãm toàn cảnh giáo dục Việt Nam thế kỉ 19-20

Các hoàng đế triều Nguyễn chủ trương lấy việc tổ chức giáo dục, đào tạo làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thông qua việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám và Văn Miếu tại Huế dưới thời vua Gia Long hay việc thành lập trường Quốc học Huế dưới thời vua Thành Thái.

Giờ khoa học thường thức, voi được đem ra để học trò quan sát.

Giờ khoa học thường thức, voi được đem ra để học trò quan sát.

Buổi học thực hành vật lý ở trường Chasseloup - Lauba.

Buổi học thực hành vật lý ở trường Chasseloup - Lauba.

Buổi học thực hành vật lý ở trường Chasseloup - Lauba.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Khi chiếm được Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Pháp tiến hành một nền giáo dục mới phục vụ cai trị. Trường học dựng lên ở khắp nơi hình thành nên tầng lớp trí thức mới trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Tòa nhà trụ sở của ĐH Đông Dương tại số 19 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) xây dựng năm 1906 là một trong những trường học sớm nhất được thành lập (nay do ĐH Dược và ĐH Quốc gia Hà Nội quản lý và sử dụng).

Mộc bản ván khắc in sách được trưng bày tại triển lãm.

Mộc bản ván khắc in sách được trưng bày tại triển lãm.

Triển lãm thu hút nhiều du khách nước ngoài.

Triển lãm thu hút nhiều du khách nước ngoài.

Khoa cử theo hệ thống giáo dục bản xứ.

Khoa cử theo hệ thống giáo dục bản xứ.

Hình ảnh một số cuốn sách trong các Tứ thư, Ngũ kinh.

Hình ảnh một số cuốn sách trong các Tứ thư, Ngũ kinh.

Hồng Minh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm