Bạn đọc phản ánh khoản thu đầu năm ở các trường
(Dân trí) - Đầu năm học mới, hàng trăm bạn đọc ở các địa phương trong cả nước gửi thông tin đến báo <i>Dân trí</i> phàn nàn về khoản thu ở các trường. Qua các ý kiến bạn đọc cho thấy phụ huynh rất bức xúc về các khoản thu này, “bảo là tự nguyện nhưng không đóng không được”…
Xin trích đăng một số ý kiến:
“Bây giờ thì thiếu gì kiểu để nhà trường lách luật mà thu thêm. Theo tôi được biết có trường vì chạy trường đạt chuẩn hệ mầm non mà còn thu phí của phụ huynh biến tướng là hỗ trợ trường đạt chuẩn đấy các bạn” – Người gửi: tl011228@gmail.com
“Chồng tôi làm phụ hồ. Tôi thất nghiệp ở nhà. Năm sau cả hai đứa trẻ nhà tôi sẽ vào trướng mầm non. Nghe các mẹ than phiền nhiều về các khoản tiền đóng góp cho các con đến lớp, thật không biết vợ chồng tui có nuôi nổi các con ăn học không nữa.” – Người gửi: nguyetn31@gmail.com
“Khi có điều hòa rồi và cứ đầu năm trường thu mỗi cháu học sinh đóng 400.000đ tiền điều hòa chưa kể tiền điện. Đơn giản để tính mỗi lớp khoảng 44 cháu x 400.000= 17.600.000đ (tương đương một điều hòa công suất lớn tốt và sử dụng 3 tháng hè). Năm học sau lại tiếp tục đóng tiền trên. Đây là trường hợp mà hiện nay trường con tôi đang thực hiện. Vậy điều hòa cũ chưa hết khấu hao đi đâu?” – Người gửi: danghuyen, email: huyen.duongbaby@gmail.com
Phàn nàn về khoản thu các trường, nhiều phụ huynh cùng chia sẻ nỗi bức xúc về đồng phục:
“Mình thấy hiện nay hầu như nhà trường nào cũng kinh doanh đồng phục cả. trường mình mới có 2 năm mà thay đồng phục 2 lần, mà là đồng phục áo khoác trời lạnh, nhà trường không bao giờ thông báo cho học sinh hay phụ huynh về việc sẽ may đồng phục, mà tự ý may rồi bắt học sinh phải lấy. Trong khi mỗi năm nhà trường bắt học sinh phải mua 1 cái áo khoác đồng phục, thử hỏi, học hết 3 năm cấp 3 mỗi em có tới 3 chiếc áo khoác mỏng tang mặc vào lúc nào nữa. Ngoài ra, như nhà mình 3 chị em học liền nhau nên mình để lại áo cho em mình mặc, vì vẫn vừa, nhưng nhà trường vẫn bắt mua áo mới không chấp nhận việc học sinh có áo của anh chị để lại thì không phải mua áo nữa. hết sức tốn kém.” – Người gửi: email thuydo87@gmail.com
Không chỉ các bạn đọc là phụ huynh học sinh lên tiếng kêu ca về khoản thu. Mà chính giáo viên các trường cũng bày tỏ nỗi buồn về khoản thu:
“Tôi là giáo viên: nếu 100 trường thì có 70 trường lạm thu. Không biết cơ quan chức năng có biết hay làm ngơ. Làm cho nhân dân và các em học sinh phải khổ. Thậm chí có học sinh không có tiền đóng ngại đến lớp, cũng có em phải nghỉ học. Mong các cơ quan chức năng vào cuộc sớm” – Người gửi: c3kimbinh.tuyenquang@moet.edu.vn |
“Tôi cũng bức xúc lắm hôm vừa rồi con tôi đi học cầm về 3 cái áo đồng phục bảo cô giáo bắt phải lấy mẹ nộp tiền cho con. Tôi gọi điện hỏi thì nói bắt buộc vì nhà trường đã đặt may rồi. Áo đồng phục của con tôi từ những năm trước vẫn còn rất mới hiện còn 5 cái bắt thêm 3 cái là 8 cái hỏi có lãng phí không?” – Người gửi: Phượng, email: phuongchiengve@gmail.com
“Tại sao bộ Giáo dục không quy dịnh mẫu đồng phục chung cho cả nước nhỉ? Chỉ cần thay đổi phù hiệu, nếu vậy sẽ rất đẹp.” – Người gửi: email tranvandungthtb@gmail.com
Bạn đọc chỉ tên khoản thu các trường
Gửi ý kiến đến báo Dân trí, nhiều bạn đọc chỉ rõ các khoản thu mà phụ huynh bức xúc, qua đó bạn đọc bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT vào cuộc thanh tra, kiểm tra khoản thu ở các trường. Dưới đây là trích đăng một số ý kiến bạn đọc:
“Trường mầm non và tiểu học A. T., Tứ Kỳ, Hải Dương vẫn thu 500 nghìn ủng hộ cơ sở vật chất và các loại quỹ hội mà không thấy Phòng Giáo dục huyện Tứ Kỳ kiểm tra?” – Người gửi: email halyky@yah00.com
“Cần thanh tra những trường đóng tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (THCS V. T., Tiểu học Thị Trấn V. T., THPT L. X....). không cho dạy thêm thì bảo PHHS làm đơn để nếu có thanh tra thì có lý do để bao biện. Thu những khoản đóng góp ngoài quy định thì lại họp PHHS để lấy ý kiến. Có ai mà dám giơ tay phản đối chứ. Cứ bỏ phiếu kín xem, tôi tin chắc rằng ý kiến phản đối sẽ rất rất nhiều. Bây giờ dịch vụ gì cũng chi hoa hồng, % cho hiệu trưởng nên nhà trường ra sức tận thu cua học sinh, chỉ khổ cho PHHS méo hết mặt mà nộp tiền cho con đi học.” – Người gửi: Lai Thi Phuong, email: vaoha2000@yahoo.com
“Con tôi năm nay học lớp mẫu giáo nhỡ ngoài các khoản thu theo quy định như tiền học phí, học phẩm, bán trú, thiết bị đồ dùng bán trú. Ngoài các khoản tiền đấy ra con tôi còn phải thu thêm 300.000đ tiền quỹ lớp, 105.000 tiền đồng phục. Tiền bảo hiểm thân thể 100.000/1 cháu/năm.trong khi đó trường mầm non khác bảo hiểm thân thể có 60.000đ/cháu/năm.Như vậy trường tôi có thu sai quy định của Bộ GD-ĐT không? Đối với bậc mầm non tôi thấy thu 300.000 quỹ lớp là quá nhiều.Vì nhiều bậc phụ huynh ngại tâm lý con em họ sẽ không được quan tâm khi đến lớp nên không ai có ý kiến gì. Tôi đề nghị Sở GD-ĐT huyện Sóc Sơn thanh tra các khoản thu của Trường Mầm non P. L. B. Chứ quỹ lớp năm ngoái các cháu đã phải đóng 250.000 đ/ cháu,năm nay 300.000. Không biết năm sau có tăng lên 400.000-500.000 đồng không nữa?” - Người gửi: Hoa Tuyết, email: vovopopo86@gmail.com
“Tôi đề nghị cử người xuống thanh tra Trường Tiểu học M. Đ. (Hà Nội). Tôi thấy năm nào cứ có học sinh vào lớp 1 là đóng đủ thứ: Từ điều hoà, máy chiếu... trong khi đó các khoá học lớp 5 của năm trước thì hầu như họ ra trường là để lại cho trường (luật bất thành văn). Họp phụ huynh đầu năm thì cô giáo chủ nhiệm chỉ xoay quanh vấn đề đề nghị các phụ huynh đồng ý đóng góp các khoản trên, nếu không thống nhất được sẽ đề nghị phải họp lại vì vậy hầu như lớp nào phụ huynh cũng phải ngậm bồ hòn mà đồng ý cho xong. Về vấn đề học thêm thì bộ giáo dục đã cấm nhưng nhà trường biến trướng bằng cách đề nghị phụ huynh gửi con ngoài giờ từ 4h15 đến 5h kém 5 nếu con nào không học thì cô giáo khó chịu ra mặt làm phụ huynh cũng ái ngại. Nhất là nộp tiền học thì cô chủ nhiệm thu (Phòng tài vụ chỉ thu vào 1-2 buổi ở ngoài phòng bảo vệ nên phụ huynh muốn đóng cũng rất khó) nên cô rất dễ thể hiện thái độ khi phụ huynh đóng tiền. Tiền nào cô giáo cũng nói mồm là bắt buộc cả, thử hỏi phụ huynh nào không dám đóng? Nên chăng Bộ Giáo dục quán triệt từ hiệu trưởng nếu hiệu trưởng nghiêm thì chả cô nào trong trường dám cả.” – Người gửi: Pham Hong Nam, email: hongnamtatc@gmail.com
“Ở tiểu học V. N., Đông Anh (Hà Nội), lớp con mình đi họp các khoản thu chi đầu năm, giáo viên chỉ đọc, không có văn bản hoặc photo các khoản thu cho phụ huynh nắm được. Sáng nay ông xã đi nộp tiền không có hóa đơn thu nộp, chả biết khoản gì cũng mất mấy triệu đầu năm, giáo viên cứ đọc tổng phải nộp là bao nhiêu, không có hóa đơn hoặc ít ra phải photo các khoản thu chi. Ôi trời ức chế kinh khủng.” – Người gửi: Nguyên Thi Quyên, email: nt.quyen1974@gmail.com
“Đó là thực trạng của không ít trường. Mong Bộ Giáo dục chỉ đạo Sở GD Ninh Binh kiểm tra về các khoản thu tại trường tiểu học T. B., TP Ninh Bình. Cụ thể con tôi năm nay học lớp 1 mà vào nộp hồ sơ mỗi cháu phải nộp kèm 800.000 ( ko thông báo khoản gì).sau đó họp nhận lớp cho các cháu thì nộp 1.000.000. có danh mục rõ ràng. Chúng tôi đông ý( trong đó 800.000 tiền lắp điều hòa và 200.000 quỹ lớp). Ngày 18/8 các chau bắt đầu vào học mỗi cháu nộp 750.000 không nói tiền gi. Học đến 30/8 thì nghỉ t7, cn và tập dượt chuẩn bị 5/9 nghỉ đen 9/9 các cháu đi học lại nôp mỗi cháu 500.000 cũng không rõ tiền gì. Chúng tôi xác định con học là phải đóng góp nhưng các khoản phải đúng như bộ GD quy địinh. Rõ ràng và hợp lý. Các khoản nộp trên không rõ ràng, gây bức xúc cho phụ huynh, chưa nói đến những gia đinh kinh tế khó khăn. Mong Bộ GD cũng như Sở GD Ninh Bình kiểm tra quán triet việc thực hiện đóng góp các khoản của trường này.” – Người gửi: email huong@gmail.com
“Đề nghị các cấp chính quyền quan tâm giùm tình hình đóng góp các trường đầu năm. Tại thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông tình hình đóng góp khá lộn xộn; riêng trường THCS N. B. K. đầu năm đống góp hơn 2 triệu cho một em, nhưng hiệu trưởng công khai mập mờ, thậm chí nhiều việc đã thuê ngwời làm, hoặc mua săm, họp phụ huynh chỉ có nhiệm vụ phải đóng tiền mà trả; không biết phòng Giáo dục thị xã và UBND Gia Nghĩa có biết không?” – Người gửi: Hải Sâm, email: haisam020959@gmail.com
“Trường THCS số 1 P. S., huyện Tuy Phước, Bình Định, giáo viên thể dục ép học sinh mua đồ thể dục trong khi học sinh có rồi. Giá cả lại đắt hơn bên ngoài 40%. Giá bên ngoài 50 ngàn Nhà truong bán tới 70 ngàn. Thứ gì cũng bắt mua từ nhà trường. Trong khi nhà trường lại bán đắt hơn” – Người gửi: Thanh Trương, email: thanhtryong@yahoo.com
“Tôi cũng xin được quý báo phản ảnh lại với phòng GD-ĐT thành phố Huế về số tiền mà trường mầm non H. M. - Huế yêu cầu phụ huynh đóng 700.000 đồng, gọi là tiền ủng hộ nhà trường mà nếu không ủng hộ thì xem như gởi thư đến lớp thông báo. Kiểu này tại trường này năm vừa rồi cũng đã áp dụng.” – Người gửi: Hoàng Bình, email: Binh@gmail.com
“Là một nhà giáo với trên 30 năm tuổi nghề, tôi rất buồn về chuyện này, hình như ngày nay, giá trị nhân cách nhà giáo ít được các nhà giáo quan tâm tới, và chuyện này hầu như trên phạm vi toàn quốc. Vừa mới lo xong quà 20/11 đã phải lo tới quà Tết cho Thầy, Cô, rồi 8/3, rồi 20/10 v.v và v.v. con học bán trú muốn được cô xếp chỗ nằm gần quạt để có giấc ngủ trưa dễ chịu một chút cũng phải "quà", tiền ăn bán trú thì đóng trưóc ăn sau, bữa nào không ăn tới còn tồn lại thì nhà trường đứng ra" xin" nói là xin cho oai chứ không cho cũng không đòi lại được, trong tiếng Việt , cầm tiền của người khác rồi xin luôn, đòi cũng không trả thì phải dùng từ khác chứ không phải từ xin, trẻ học mầm non mà cô bắt nếu bệnh thì phải báo trước một ngày mới được cắt tiền ăn lại, đâu phải phụ huynh nào cũng là nhà ngoại cảm đau mà biết trước ngày mai con mình sẽ bệnh để mà xin cô trước. Thật buồn” – Người gửi: Trịnh Đình Bật, email: batgv@yahoo.com.vn |
Nguyên Chi (tổng hợp)