DMagazine

(Dân trí) - Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét văn hoá truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến. Vì vậy sau ngày tiễn ông Táo về trời, người dân khắp nơi đều dành thời gian đến các khu mộ tộc để thăm viếng người thân đã khuất.

Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông”

Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến. Vì vậy sau ngày tiễn ông Táo về trời, người dân khắp nơi đều dành thời gian đến các khu mộ tộc để thăm viếng người thân đã khuất.

Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Trong quan niệm của người Việt, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã khuất.

Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 1
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 2
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 3
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 4

Trong những ngày này, các nghĩa trang trên địa bàn TPHCM trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho các em sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 5
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 6
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 7

Tảo mộ ngày Tết là một trong những phong tục tốt đẹp của dân tộc ta, nó nhắc nhở con người về tấm lòng hiếu thảo, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đây cũng là cơ hội để những người còn sống thể hiện tấm lòng với người đã khuất.

Mọi việc làm sửa sang, dọn dẹp, thắp hương cho các nấm mồ đều phải xuất phát từ cái tâm, lòng thành kính của người sống với những người đã khuất.

Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 8
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 9
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 10
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 11
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 12
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 13

Tục tảo mộ ngày Tết có ý nghĩa sửa sang lại phần mộ cho sạch đẹp, giãi bày tâm tư, tình cảm với những người đã khuất về những sự việc xảy ra trong một năm qua. Đồng thời, mời gọi người thân đã khuất về ăn Tết cùng con cháu.

Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc, nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.

Người dân phát quang cỏ dại, lau chùi xung quanh mộ phần để tránh những gì không tốt xâm phạm đến linh hồn người đã khuất.

Nhiều gia đình còn cho tu bổ lại những nấm mồ thấp, chưa đẹp. Sau đó, họ đem hương, hoa, lễ vật đến thắp hương để mời gọi những người quá vãng về nhà ăn Tết cùng con cháu.

Theo các vị cao niên, tảo mộ cuối năm là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Có những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 14
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 15
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 16
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 17
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 18
Người Sài Gòn thể hiện đạo lý “chim có tổ, người có tông” ngày giáp tết - 19

Thời gian cụ thể do mọi người tự chọn, thống nhất và thường là vào ngày nghỉ để sự có mặt của mọi người thêm đông đúc hơn. Tuy nhiên, tục này thường được tổ chức vào cuối tháng Chạp hằng năm, trước khi các gia đình sửa soạn làm mâm cơm tất niên 30 Tết. 

“Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình. Nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dòng họ”, bà Nguyễn Thị Thu Ba, ngụ quận Tân Phú, TPHCM cho biết.

Phạm Nguyễn