Đâu phải giá điện đắt thì dân mới tiết kiệm

(Dân trí) - Trong Quy trongquy2007@yahoo.com minh chứng cho câu hỏi trên bằng lập luận từ thực tế: “Dù giá có rẻ thì chúng tôi cũng không bao giờ tự lãng phí tiền của mình, vì có ai cho không chúng tôi cái gì bao giờ đâu? Mà lãng phí chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước…”

Đâu phải giá đắt thì dân mới tiết kiệm điện
Xăng dầu và điện là những mặt hàng có sức ảnh hưởng lớn tới số đông người dân và đời sống kinh tế xã hội

 

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra

 

Nêu rõ thêm nghịch lý bất công này, Trong Quy viết tiếp:Các doanh nghiệp nhà nước thường dùng điện vô tội vạ  vì họ có phải trả bằng tiền túi của mình đâu. Vậy nên tăng giá nhiều thì… tham nhũng càng nhiều”. 

 

Đồng thời cùng phản hồi với “lộ trình giá điện” vừa được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu qua trao đổi với báo giới tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 30/7, ý kiến bạn đọc cũng chia 2 luồng khác nhau. Số ít hơn có lẽ nhìn sự việc từ khía cạnh mọi chuyện đều minh bạch, công khai và công bằng (???) như Mai Hương  nmhuong2211epu@gmail.com nêu một trong những thực tế là sự lãng phí điện vẫn tồn tại ở nơi này nơi khác (nhưng chắc chắn không đại diện cho số đông người tiêu dùng):

 

“Người dân ai cũng muốn giá điện rẻ, nhưng càng rẻ càng lãng phí điện. Bây giờ cần theo hướng sản xuất kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Sản xuất hiệu quả ít lãng phí điện hơn, thì sẽ không ảnh hưởng tới lạm phát. Cần phải có cơ chế của nhà nước thật nhanh trong việc quản lý sử dụng điện tiết kiệm mà hiệu quả”.

 

Đinh Ngọc Minh  inhtrivu@yhoo.com.vn cũng lưu ý:

 

“Nếu các gia đình sử dụng điện tiết kiệm 10kw/tháng sẽ bằng tiền điện tăng (tivi, quạt, nấu nước, đèn thắp sáng)”.

 

Số đông hơn nghiêng theo quan điểm nhìn thẳng vào thực tế VN, như nhận xét của Bất Bình lu_ong78@yahoo.com nhấn mạnh:

 

 “Là người dân, tôi không ngại giá điện tăng nếu tính đúng, tính đủ, tăng đúng. Nhưng điện ở ta do nhà nước đầu tư là chính, lại ở thế độc quyền nên nói chung dân thấy ngành điện như đang "muốn làm gì thì làm". Nào đầu tư ngoài ngành, kinh doanh dàn trải, nào quản lý lỏng lẻo ... dẫn tới thua lỗ. Rồi cứ như không có tính toán kế hoạch cụ thể gì cả, vài ngày lại đòi tăng giá điện làm dân tình bất yên, gây nhiều bức xúc!”

 

Tất Thắng  TatThang@yahoo.com xoáy vào thực tế rất trái ngược giữa ý dân với những nhận xét thường thiên về màu hồng trong các báo cáo chính thức: 

 

“Cần rất minh bạch, dân chủ và công bằng. Nếu thực hiện lấy ý kiến người dân để áp định giá điện ngay bây giờ, thì nhân dân có thể khẳng định luôn là điện phải hạ ngay lập tức 2/3 giá hiện tại, để những người sống bằng thu nhập thấp có thể tồn tại được, chứ chưa nói sống được làm người theo các tiêu chuẩn hiện đại. Bởi vì dân cho rằng tình trạng tham nhũng trong EVN gây thất thoát rất lớn, nhưng không thể vì thế mà đánh vào giá điện để đổ hết lên đầu người dân được. EVN tự làm thì phải tự chịu trách nhiệm. Kể cả xăng, gas, nước... cũng phải thực hiện minh bạch, dân chủ như thế, vì đó là những thứ tất cả xã hội đều phải sử dụng”.
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Tham khảo rồi… để đó

 

Một khoảng cách vẫn còn rất xa nữa cũng được nhiều độc giả nhấn mạnh khi bàn luận về chuyện tham khảo ý kiến nhân dân. Bởi góp ý, hiến kế của người dân luôn rất nhiều và phong phú, nhưng kết luận cuối cùng từ phía các ông lớn doanh nghiệp vẫn luôn ngược lại. Cản ngại chính ở đây, theo người dân, vẫn là bóng ma của “lợi ích nhóm”. 

 

“Xe không chạy được bằng nước lã, người dân cũng dùng điện quen rồi. Mà xăng và điện là hai thứ độc quyền không có ai cạnh tranh, lúc nào cũng kêu cho bằng giá khu vực và thế giới. Vậy tăng bao nhiêu mà người dân không phải gánh chịu? Khi đồng lương tăng không bao nhiêu thì những măt hàng thiết yếu vẫn thi nhau tăng, vậy thì cứ tăng còn nói là tham khảo ý kiến dân (mà thật ra họ có bao giờ tham khảo) làm gì nữa???” - Trung Kiên:  Kien@gmail.com

 

“Nói thì nói vậy thôi, "lấy ý kiến người dân" nghe to tát quá. Lấy là một chuyện, làm hay không là chuyện khác” - Nguyễn Hải Đăng:  michaeldang1981@gmail.com

 

“Các ông tăng thì cứ tăng (độc quyền), việc gì phải hỏi ý kiến dân vì 100% dân không đồng ý đâu. Nghe từ ‘hỏi ý kiến dân’ thấy… buồn cười quá” - Trinh Khoi Nguyen:  tranguclinhmy@yahoo.vn

 

“Tôi phản đối cái giá thị trường ấy vì nó không được quản lý bởi thị trường.Về nguyên tắc đã độc quyền thì không thể nói thị trường được. Lời được đồng nào thì các ông chia nhau… Làm ăn trái ngành nghề thua lỗ thì các ông lấy mồ hôi nước mắt của dân chúng tôi để bù vào. Nói túm lại, tôi không bao giờ tin độc quyền sẽ đem lại sự phát triển vì nó không bao giờ có thị trường” -  Ngô Văn Nhơn:  ngovanquynhon@gmail.com

 

“Bản thân ngành điện hoạt động quá yếu kém. "Điện" là bầu sữa nuôi các ngành khác trong ngành điện lực. Lời thì các bác đầu tư ngoài ngành... lỗ thì các bác quay lại tăng giá để bù lại…. Có lẽ nên thay ‘Tướng’ trong ngành điện lực thì mong mới khá được. Cần xem % thu nhập trung bình của người sống trung bình của VN trả cho tiền điện là bao nhiêu, chứ đừng cứ mang tiêu chuẩn giá của thế giới đem áp vào thị trường VN vì khập khiễng lắm” - Trần Hùng:  hung789@gmail.com

 

Nhìn một cách tổng thể, góp ý từ xa của Trung Nguyen trunghaw@gmail.com xem ra rất đáng lưu ý:

 

“Tôi đang công tác trong ngành kinh tế năng lượng ở Đức, thấy ngay cả dân Đức cũng vất vả với giá điện. Trong khi đó giá điện ở VN nếu tính ra cũng đắt không thua kém ở Đức là mấy, mà dân VN lại còn nghèo. Vậy theo quan điểm của tôi, cổ phần hóa và thị trường hóa ngành điện là việc  phải làm cấp bách, Nhà nước có thể vẫn nắm giữ 60% vốn đầu tư. Như thế vừa đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng, vừa tạo cơ hội cho vốn đầu tư chảy vào, qua đó cũng giải quyết thêm dược nhu cầu việc làm cho xã hội. Trước mắt VN vẫn còn quá nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này”.
 
Nói dân ta nghèo mà hay thích xài sang thực ra chỉ là với 1 bộ phận rất nhỏ thôi, còn đại đa số dân VN còn nghèo, luôn có về truyền thống thắt lưng buộc bụng. Chỉ e thắt mãi, thắt mãi... mà giá cứ tăng mãi, tăng mãi thế này thì... "lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn"!
 

Khánh Tùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm