"Địch dùng dao chặt đứt lìa chân tôi, một tháng sau chúng chặt chân tôi lần 2"

(Dân trí) - "Biết tôi cứng đầu, chúng dùng dao chặt chân tôi mà không tiêm thuốc mê. Cắn răng chịu đựng trước lưỡi dao xé thịt, chân của tôi đã bị cắt lìa khỏi cơ thể, đau quá tôi ngất lịm. Một tháng sau chúng tiếp tục đem tôi ra tra tấn nhưng không khai thác được thông tin, chúng chặt chân tôi lần hai...".

Đó là một trong nhiều câu chuyện của các thương binh được Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội trưng bày trong chuyên đề "Đi qua cuộc chiến".

Tâm sự của những thương binh "tàn nhưng không phế" rất chân thực và cảm động, giúp công chúng thấy rõ hơn giá trị của hòa bình hôm nay.


Trên đường giao liên, vào cuối năm 1967, tôi bị địch bắt. Để moi lời khai, chúng đã dùng mọi thủ đoạn từ dỗ ngon ngọt đến tra tấn dã man. Biết tôi cứng đầu, chúng dùng dao chặt chân tôi mà không tiêm thuốc mê. Cắn răng chịu đựng trước lưỡi dao xé thịt, chân của tôi đã bị cắt lìa khỏi cơ thể, đau quá tôi ngất lịm. Một tháng sau chúng tiếp tục đem tôi ra tra tấn nhưng không khai thác được thông tin, chúng chặt chân tôi lần hai. Sau hơn ba tháng bị giam, đồng đội đã cứu tôi thoát khỏi nhà tù Hội An, đưa về chiến khu Quảng Nam, rồi chuyển ra Bắc để chữa trị - Bà Huỳnh Thị Kiển, SN 1948, thương binh 1/4, phường Hòa An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

"Trên đường giao liên, vào cuối năm 1967, tôi bị địch bắt. Để moi lời khai, chúng đã dùng mọi thủ đoạn từ dỗ ngon ngọt đến tra tấn dã man. Biết tôi cứng đầu, chúng dùng dao chặt chân tôi mà không tiêm thuốc mê. Cắn răng chịu đựng trước lưỡi dao xé thịt, chân của tôi đã bị cắt lìa khỏi cơ thể, đau quá tôi ngất lịm. Một tháng sau chúng tiếp tục đem tôi ra tra tấn nhưng không khai thác được thông tin, chúng chặt chân tôi lần hai. Sau hơn ba tháng bị giam, đồng đội đã cứu tôi thoát khỏi nhà tù Hội An, đưa về chiến khu Quảng Nam, rồi chuyển ra Bắc để chữa trị" - Bà Huỳnh Thị Kiển, SN 1948, thương binh 1/4, phường Hòa An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.


Đêm 17/9/1950, tôi được đồng chí Đại đội trưởng giao nhiệm vụ ôm bộc phá đánh vào lô cốt của địch tại cứ điểm Đông Khê. Sau khi quan sát tình hình, tôi ôm bộc phá nặng 12kg tiến lên, nhưng đến nửa chừng thì tôi bị thương và ngất lịm. Khi tỉnh dậy, tôi thấy tay phải lủng lẳng và vô cùng đau đớn. Không ngần ngại, tôi quyết định nhờ Tiểu đội trưởng Nông Văn Pheo dùng lưỡi lê chặt giúp cổ tay phải cho khỏi vướng. Sau đó tôi tiếp tục dùng tay trái ôm bộc phá áp sát lô cốt địch, nhanh tay giật kíp nổ. Bị văng ra xa, nhưng tôi vẫn nghe tiếng đồng đội hô Xung phong! Xung phong! - ông La Văn Cầu (SN 1931, thương binh 2/4, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội).

"Đêm 17/9/1950, tôi được đồng chí Đại đội trưởng giao nhiệm vụ ôm bộc phá đánh vào lô cốt của địch tại cứ điểm Đông Khê. Sau khi quan sát tình hình, tôi ôm bộc phá nặng 12kg tiến lên, nhưng đến nửa chừng thì tôi bị thương và ngất lịm. Khi tỉnh dậy, tôi thấy tay phải lủng lẳng và vô cùng đau đớn. Không ngần ngại, tôi quyết định nhờ Tiểu đội trưởng Nông Văn Pheo dùng lưỡi lê chặt giúp cổ tay phải cho khỏi vướng. Sau đó tôi tiếp tục dùng tay trái ôm bộc phá áp sát lô cốt địch, nhanh tay giật kíp nổ. Bị văng ra xa, nhưng tôi vẫn nghe tiếng đồng đội hô "Xung phong! Xung phong!" - ông La Văn Cầu (SN 1931, thương binh 2/4, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội).


Ngày 22/12/1966, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 361, tên lửa phòng không) chiến đấu tại trận địa xã Ninh Phúc, huyện Hoa Lư, nhằm bảo vệ khu vực Non Nước (Ninh Bình). Khi đang chăm chú vào màn hình điều khiển tên lửa của mình thì bị hỏa lực của Mỹ bắn trở lại, đài của chúng tôi bị phá hủy, một người bạn của tôi là anh Phúc đã hy sinh, còn tôi bị gãy cánh tay phải và bị thương ở vùng bụng. Với chúng tôi cần nhất là đôi tay để lái tên lửa thì tay tôi bị gãy. Thật tiếc vì tôi đã được đào tạo bài bản mà không thể tiếp tục chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc - ông Đỗ Danh Gia (SN 1945, thương binh 2/4, ở phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

"Ngày 22/12/1966, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 361, tên lửa phòng không) chiến đấu tại trận địa xã Ninh Phúc, huyện Hoa Lư, nhằm bảo vệ khu vực Non Nước (Ninh Bình). Khi đang chăm chú vào màn hình điều khiển tên lửa của mình thì bị hỏa lực của Mỹ bắn trở lại, đài của chúng tôi bị phá hủy, một người bạn của tôi là anh Phúc đã hy sinh, còn tôi bị gãy cánh tay phải và bị thương ở vùng bụng. Với chúng tôi cần nhất là đôi tay để lái tên lửa thì tay tôi bị gãy. Thật tiếc vì tôi đã được đào tạo bài bản mà không thể tiếp tục chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc" - ông Đỗ Danh Gia (SN 1945, thương binh 2/4, ở phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).


Tháng 12/1967, trong một lần đi công tác tại tỉnh Long An, bất ngờ tôi bị địch bắt. Năm 1969, chúng đày tôi ra nhà tù Phú Quốc. Trong địa ngục trần gian, địch tra tấn tôi rất dã man. Có lần tôi bị tên cai ngục dùng dùi đục làm gãy bốn chiếc răng hàm, sau trận đòn, tôi nằm bất tỉnh, chúng lột quần áo rồi nhốt tôi vào chuồng cọp kẽm gai. Chúng đánh riết nên tôi không còn cảm giác đau. Nằm không được, đứng cũng không xong, chỉ ngồi khom lưng phơi ngoài mưa nắng, ban đêm rét lạnh thấu xương. Ở chuồng cọp 2 tháng 7 ngày, không biết bao lần da tôi bị lột như dan rắn - ông Lê Quang Bá (SN 1941, thương binh 2/4, phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM).

"Tháng 12/1967, trong một lần đi công tác tại tỉnh Long An, bất ngờ tôi bị địch bắt. Năm 1969, chúng đày tôi ra nhà tù Phú Quốc. Trong địa ngục trần gian, địch tra tấn tôi rất dã man. Có lần tôi bị tên cai ngục dùng dùi đục làm gãy bốn chiếc răng hàm, sau trận đòn, tôi nằm bất tỉnh, chúng lột quần áo rồi nhốt tôi vào chuồng cọp kẽm gai. Chúng đánh riết nên tôi không còn cảm giác đau. Nằm không được, đứng cũng không xong, chỉ ngồi khom lưng phơi ngoài mưa nắng, ban đêm rét lạnh thấu xương. Ở chuồng cọp 2 tháng 7 ngày, không biết bao lần da tôi bị lột như dan rắn" - ông Lê Quang Bá (SN 1941, thương binh 2/4, phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM).


Bà Nguyễn Ngọc Giới (SN 1958, thương binh 3/4, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre): Năm 1972, lúc đang làm giao liên tại bốt Địa Nhưỡng (Mỏ Cày, Bến Tre), tôi bị mảnh đạn pháo găm trúng người, ngất lịm. Tỉnh dậy, tôi thấy chân phải mình lủng lẳng, nhìn ra sau mới biết xương đùi bị gãy thành hai đoạn. Tôi được đồng đội khiêng đi cấp cứu. Toàn thân bị băng bó kín mít, mẹ tôi suýt không nhận ra tôi. Trải qua ba lần phẫu thuật, may mắn tôi vẫn đi được, dù chân thấp, chân cao

Bà Nguyễn Ngọc Giới (SN 1958, thương binh 3/4, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre): "Năm 1972, lúc đang làm giao liên tại bốt Địa Nhưỡng (Mỏ Cày, Bến Tre), tôi bị mảnh đạn pháo găm trúng người, ngất lịm. Tỉnh dậy, tôi thấy chân phải mình lủng lẳng, nhìn ra sau mới biết xương đùi bị gãy thành hai đoạn. Tôi được đồng đội khiêng đi cấp cứu. Toàn thân bị băng bó kín mít, mẹ tôi suýt không nhận ra tôi. Trải qua ba lần phẫu thuật, may mắn tôi vẫn đi được, dù chân thấp, chân cao"

Ông Phạm Công Cường (SN 1949, thương binh 1/4, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội): Tháng 6/1967, khi đang là sinh viên năm Nhất Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi tình nguyện viết đơn xin gia nhập quân ngũ và được biên chế vào đơn vị Trinh sát đặc công thuộc Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Ngày 12/4/1972, khi đang làm nhiệm vụ chuẩn bị cho lực lượng bộ binh ngăn chặn và tiêu diệt địch, ba đồng chí trong tổ trinh sát mật phục ở phía ngoài bờ sông Thạch Hãn, còn chúng tôi hoạt động phía bên trong và bị thám báo địch phát hiện. Sau hơn một giờ chống trả quyết liệt bằng súng AK, lựu đạn, toán địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong trận này, một đồng chí hy sinh, còn tôi bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu , cột sống, đứt dây chằng ở cổ chân, bàn chân phải gần như đứt lìa.
Ông Phạm Công Cường (SN 1949, thương binh 1/4, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội): "Tháng 6/1967, khi đang là sinh viên năm Nhất Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi tình nguyện viết đơn xin gia nhập quân ngũ và được biên chế vào đơn vị Trinh sát đặc công thuộc Trung đoàn 9, Sư đoàn 304. Ngày 12/4/1972, khi đang làm nhiệm vụ chuẩn bị cho lực lượng bộ binh ngăn chặn và tiêu diệt địch, ba đồng chí trong tổ trinh sát mật phục ở phía ngoài bờ sông Thạch Hãn, còn chúng tôi hoạt động phía bên trong và bị thám báo địch phát hiện. Sau hơn một giờ chống trả quyết liệt bằng súng AK, lựu đạn, toán địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong trận này, một đồng chí hy sinh, còn tôi bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu , cột sống, đứt dây chằng ở cổ chân, bàn chân phải gần như đứt lìa".

Bà Lê Thu Hạnh (SN 1951, thương binh 2/4,ở phường Tây Lộc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế): Tháng 5/1968, tôi được phân công công tác về Đại đội điều trị 82 làm hộ lý. Hàng ngày tôi rửa mặt, thay quần áo, đút cơm, cháo, làm nhiệm vụ thay băng, tiêm cho thương binh, phụ cho bác sĩ mổ. Thời đó đông thương binh, y tá thiếu, nên chúng tôi làm liên tục. Tôi nhớ anh thương binh tên Quân, quê Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị mảnh đạn xuyên phổi rất nặng. Ngoài việc cứu chữa, nếu không chăm sóc cẩn thận, tính mạng của người thương binh này sẽ nguy cấp. Suốt đêm tôi lấy lưng mình để anh Quân ngồi tựa cho dễ thở. Sau một thời gian, anh được chuyển về tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Bà Lê Thu Hạnh (SN 1951, thương binh 2/4,ở phường Tây Lộc, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế): "Tháng 5/1968, tôi được phân công công tác về Đại đội điều trị 82 làm hộ lý. Hàng ngày tôi rửa mặt, thay quần áo, đút cơm, cháo, làm nhiệm vụ thay băng, tiêm cho thương binh, phụ cho bác sĩ mổ. Thời đó đông thương binh, y tá thiếu, nên chúng tôi làm liên tục. Tôi nhớ anh thương binh tên Quân, quê Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị mảnh đạn xuyên phổi rất nặng. Ngoài việc cứu chữa, nếu không chăm sóc cẩn thận, tính mạng của người thương binh này sẽ nguy cấp. Suốt đêm tôi lấy lưng mình để anh Quân ngồi tựa cho dễ thở. Sau một thời gian, anh được chuyển về tuyến trên để tiếp tục điều trị".

Ông Lê Duy Ứng (SN 1947, thương binh 1/4, ở phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội): Trong Chiến dịch mùa Xuân năm 1975, tôi theo đội hình thuộc Quân đoàn 2 với cương vị trợ lý tuyên huấn tiến vào giải phóng Sài Gòn. Rạng sáng ngày 28/4/1975, khi đang ngồi trên xe tăng 847, vừa chụp ảnh, vừa quay phim, vừa vẽ ký họa, vừa chiến đấu...Tôi thấy rất nhiều bộ đội xông lên và bị trúng đạn ngã xuống, những người đồng đội từ phía sau chạy vội đến nắm lấy lá cờ trong tay người lính sắp ngã để lá cờ Tổ quốc không rơi xuống đất. Sau khi đến gần cửa ngõ Sài Gòn, cách 30km, tại cứ điểm Nước Trong (Đồng Nai), tôi bị trúng đạn hỏng cả hai mắt, và không còn nhìn thấy ánh sáng nữa.
Ông Lê Duy Ứng (SN 1947, thương binh 1/4, ở phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội): "Trong Chiến dịch mùa Xuân năm 1975, tôi theo đội hình thuộc Quân đoàn 2 với cương vị trợ lý tuyên huấn tiến vào giải phóng Sài Gòn. Rạng sáng ngày 28/4/1975, khi đang ngồi trên xe tăng 847, vừa chụp ảnh, vừa quay phim, vừa vẽ ký họa, vừa chiến đấu...Tôi thấy rất nhiều bộ đội xông lên và bị trúng đạn ngã xuống, những người đồng đội từ phía sau chạy vội đến nắm lấy lá cờ trong tay người lính sắp ngã để lá cờ Tổ quốc không rơi xuống đất. Sau khi đến gần cửa ngõ Sài Gòn, cách 30km, tại cứ điểm Nước Trong (Đồng Nai), tôi bị trúng đạn hỏng cả hai mắt, và không còn nhìn thấy ánh sáng nữa".


Ông Hoàng Thức Bảo (SN 1948, thương binh 2/4, ở phường Phú Hội, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế): Năm 1974, trong một chuyến đi làm hầm bí mật, rôi dẫm phải mìn ríp của Mỹ, bàn chân trái bị vỡ nát. Đang trong vùng địch kiểm soát, xa trạm phẫu thuật quân y, không còn cách nào khác, tôi tự cắt bỏ phần vỡ nát của chân mình, nhờ một chị băng bó lại, chờ cơ hội thông đường lên căn cứ. Sau nhiều ngày vượt qua vòng kiểm soát của địch, anh em đã đưa tôi lên trạm xá Quảng Điền. Các bác sĩ quyết định cắt bỏ 1/3 chân của tôi. Phẫu thuật thành công, Trưởng bệnh xá nói: Tôi đề nghị khen thưởng cho anh vì cưa chân như vậy mà không một lời kêu than.

Ông Hoàng Thức Bảo (SN 1948, thương binh 2/4, ở phường Phú Hội, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế): "Năm 1974, trong một chuyến đi làm hầm bí mật, rôi dẫm phải mìn ríp của Mỹ, bàn chân trái bị vỡ nát. Đang trong vùng địch kiểm soát, xa trạm phẫu thuật quân y, không còn cách nào khác, tôi tự cắt bỏ phần vỡ nát của chân mình, nhờ một chị băng bó lại, chờ cơ hội thông đường lên căn cứ. Sau nhiều ngày vượt qua vòng kiểm soát của địch, anh em đã đưa tôi lên trạm xá Quảng Điền. Các bác sĩ quyết định cắt bỏ 1/3 chân của tôi. Phẫu thuật thành công, Trưởng bệnh xá nói: "Tôi đề nghị khen thưởng cho anh vì cưa chân như vậy mà không một lời kêu than"".

Ông Nguyễn Văn Yểng (SN 1941, thương binh 1/4, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội): Tháng 4/1969, trong một lần hành quân đến khu vực Khe Sanh, chân Dốc Miếu (Quảng Trị), chúng tôi không đi được nữa bởi địch đánh phá rất ác liệt. Cứ 10 phút địch lại cắt bom tọa độ một lần. Trên đường di chuyển trận địa, bom bi nổ. Tôi bị một viên bi cắm trúng vào cột sống, chèn ép tủy. Mặc dù rất đau đớn nhưng tôi vẫn cố gắng truyền đạt cho đồng đội đưa pháo về nơi an toàn, đúng vị trí quy định. Suốt đêm đó, đồng đội khiêng tôi đến địa điểm phẫu thuật của Binh trạm 33 (thuộc địa phận nước Lào). Sau đó tôi tiếp tục được đưa về điều trị ở Đoàn An dưỡng 225 (tỉnh Hà Bắc cũ).
Ông Nguyễn Văn Yểng (SN 1941, thương binh 1/4, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội): "Tháng 4/1969, trong một lần hành quân đến khu vực Khe Sanh, chân Dốc Miếu (Quảng Trị), chúng tôi không đi được nữa bởi địch đánh phá rất ác liệt. Cứ 10 phút địch lại cắt bom tọa độ một lần. Trên đường di chuyển trận địa, bom bi nổ. Tôi bị một viên bi cắm trúng vào cột sống, chèn ép tủy. Mặc dù rất đau đớn nhưng tôi vẫn cố gắng truyền đạt cho đồng đội đưa pháo về nơi an toàn, đúng vị trí quy định. Suốt đêm đó, đồng đội khiêng tôi đến địa điểm phẫu thuật của Binh trạm 33 (thuộc địa phận nước Lào). Sau đó tôi tiếp tục được đưa về điều trị ở Đoàn An dưỡng 225 (tỉnh Hà Bắc cũ)".

Mặc dù đã có anh trai tham gia quân ngũ, nhưng tháng 4/1970, khi học xong trường cấp Ba Hòa An, tôi xung phong lên đường vào Nam làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lúc tiễn chúng tôi lên đường, trường Hòa An như một ngày hội, các bạn trai cười nói vui vẻ vì ngày mai hành quân vào miền Nam đánh giặc, còn các bạn gái khóc thút thít - ông Lục Bá Điến (SN 1952, thương binh 2/4, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) kể lại.
"Mặc dù đã có anh trai tham gia quân ngũ, nhưng tháng 4/1970, khi học xong trường cấp Ba Hòa An, tôi xung phong lên đường vào Nam làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lúc tiễn chúng tôi lên đường, trường Hòa An như một ngày hội, các bạn trai cười nói vui vẻ vì ngày mai hành quân vào miền Nam đánh giặc, còn các bạn gái khóc thút thít" - ông Lục Bá Điến (SN 1952, thương binh 2/4, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) kể lại.

Nguyễn Dương (lược ghi)