Nên tuyển dụng theo bằng cấp hay năng lực có thật?

(Dân trí) - Mấy hôm nay chúng ta đọc và nghe rất nhiều thông tin về cách tuyển dụng của TP Đã Nẵng không chấp nhận sinh viên tốt nghiệp tại chức. Rất nhiều người ủng hộ cũng như phản đối đều có cách lập luận của mình, khiến cho dư luận phải quan tâm.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần có sự đánh giá đúng tình hình để đưa ra  các giải pháp hữu hiệu đối với giáo dục nói chung và đặc biệt là hệ đào tạo tại chức.

 

Từ chính sách tuyển dụng viên chức của Đà Nãng cũng như nhiều nơi khác cho thấy đang tồn tại hai cách để tuyển dụng: Theo bằng cấp hay theo năng lực? (có nhiều người thường hiểu bằng cấp là thể hiện năng lực! như thế chưa đúng và chưa công bằng).

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Nếu chỉ căn cứ vào bằng cấp, ta thấy qua một số trường hợp báo chí đã nêu về những gương mặt điển hình từ những người nông dân, họ đã biết sáng chế ra các loại máy móc: máy gặt, máy bóc lạc...trong khi họ chỉ học hết trương trình cấp II (THCS), trong khi các kỹ sư của ta (tôi không nói toàn bộ) đã sáng chế được gì hơn cho bà con nông dân?


Còn nếu tuyển dụng theo năng lực thì cũng phải nói tùy từng lĩnh vực chứ ta cũng không thể tuyển một người có năng lực nhưng không có bằng cấp vào làm giáo viên chẳng hạn...(trừ một số nghề mang tính truyền nghề)


Sinh thời Bác Hồ chúng ta đã từng nói "dụng nhân như dụng mộc" thi chúng ta phải biết lựa chọn để tuyển dụng sao cho phù hợp, chứ sao lại loại trừ những người tốt nghiêp tại chức? thế hỏi lại Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng ta đào tạo hệ tại chức để làm gì? Tôi có một người bạn khi thi Đại học không đỗ (thiếu 0.5 điểm) nhưng do kinh tế gia đình nên phải vào học tại chức nhưng đến nay anh đã cố gắng học tập và đã trở thành thạc sỹ và được cơ quan đánh giá là một người có năng lực. Nếu tuyển theo cách của TP Đà nẵng thì có lẽ anh sẽ thất nghiệp và bây giờ không biết ở đâu và không qua thử thách của công việc thì làm sao được đánh giá người có năng lực như hôm nay.


Cái đáng lưu ý hiện nay là đào tạo tại chức của chúng ta "đang có vấn đề" như các bạn đọc đã nhận định là hiện tượng tuyển đầu vào ồ ạt, giáo viên giảng dạy không ai đánh giá kiểm soát , tình trạng thuê người dạy là phổ biến. Tôi cũng đã từng chững kiến nhiều lớp tại chức  thời gian học thì ít thầy trò "ngao du" thì nhiều. Vì vậy, đây là vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm và có giải pháp khắt khe hơn đối với việc giao chỉ tiêu tại chức cho các trường, nhất là việc liên kết đào tạo với các trường với các trung tâm giáo dục thường xuyên của các địa phương vừa thiếu thốn trang thiết bị, về thầy giáo, lại buông lỏng về quản lý, tình trạng chương trình bị cắt xén là phổ biến...


Đó mới là vấn đề cần quan tâm chứ chúng ta không nên đổ lỗi cho “tấm bằng”, như thế là không khách quan và vi phạm quyền con người (đối xử phân biệt).


Ngày nay có nhiều tác phẩm nghiên cứu của các tác giả được gọi là học giả về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (mà không có học vị) và đạt được nhiều giải thưởng lớn: Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước... thì như vậy không phải là danh  giá sao? Họ có phải là người tài, có năng lực không? Theo TP Đã Nẵng, họ có đáng được tôn vinh không?!

Chúng ta đang triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì hãy học tập cách dùng người theo con đường mà Bác đã nêu rõ: “Dụng nhân như dụng mộc”, đùng vì không có bằng chính quy mà loại họ.

 

                                              Nguyễn Thanh Bình

 

LTS Dân trí - Cách tuyển dụng người theo những tiêu chí khách quan ngày càng được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp (cả nước ngoài và trong nước) cũng như các cơ quan nhà nước dựa trên cơ sở trắc nghiệm khách quan, phỏng vấn trực tiếp và thử việc, còn bằng cấp chỉ là cơ sở tham khảo ban đầu mà thôi. Cho nên điều đáng quan tâm không phải là loại bằng cấp, mà là năng lực có thật của đối tượng cần tuyển dụng có đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc hay không.

 

Điều đáng phê phán và ngăn chặn trong việc tuyển dụng viên chức vào  các cơ quan nhà nước, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, các trường công lập, các bệnh viện công… không lấy năng lực chuyên môn làm chính, mà dựa trên mối quan hệ thân quen hoặc “có đi có lại”, có “ô, dù” hoặc “phong bì”… Tình hình tiêu cực đó không những gây ra tình trạng tuyển dụng không đúng người có năng lực chuyên môn, có phẩm chất tốt vào các cơ quan nhà nước, mà còn gây ra sự  bất bình trong dư luận và tạo nên sự suy thoái đạo đức xã hội.

Dòng sự kiện: Bằng tại chức

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm