Đừng quên học vỡ lòng

Gần đây báo chí đưa tin nhiều về học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh miền núi, vùng đòng bào các dân tộc thiểu số không sõi tiếng phố thông cũng tốt nghiệp trung học cơ sở... Và đang làm trăn trở dư luận xã hội về chất lượng giáo dục của cả nước.

Đừng quên học vỡ lòng - 1
Mừng thầy cô nhân ngày nhà giáo việt Nam 20-11.
 
Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều đề án cải cách giáo dục, song chỉ tập trung mạnh ở các thành phố và các trung tâm tỉnh lị, huyện lị, ít đi vào thực tế nông thôn, càng khó sát với thực tế của giáo dục nông thôn nói chung, miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Cải cách giáo dục mà bắt đầu từ chương trình sách giáo khoa nghe ra thì rất mới, rất hiện đại nhưng lại quên đi cái xuất phát điểm của nền kinh tế Viẹt Nam là bắt đầu từ nông nghiêp, xuất phát từ nông nghiệp hay nói trắng ra là bắt đầu từ nông thôn mà ra. Ngày xưa, khi còn công tác tại Hà Nội, thấy các cháu thiếu niên, nhi đồng múa hát tự nhiên, múa giỏi, hát hay, mấy anh bạn tôi cứ khen rằng các cháu giỏi, còn tôi thì cãi các bạn rằng các cháu được học tốt hơn, đầy đủ hơn, nếu con em nơi khác cũng được học như thế thì cũng chẳng có gì thua kém.

Và khi hệ thống giáo dục mầm non dược thành lập, nhiều vùng trung tâm kinh tế tạp trung có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, các cháu dược học hành đầy đủ, các cháu cũng hát hay, múa giỏi, có khi còn hơn cả các cháu ở thành phố hay đô thị lớn. Và thực tế đó càng được khẳng định khí kết thúc kỳ thi Đại học, Cao đẳng năm học 2009 - 2010, tất cả thủ khoa, thí sinh đậu điểm cao đều là con nhà nghèo.

Chúng tôi nêu thực tế này ra, để nhắc rằng không nên quên bài học vỡ lòng, nếu như được dạy dỗ bài bản, được học tập đầy đủ thì không chỉ thành phố, mà tất cả con em mọi miền đều thể hiện được trí năng của mình.

Năm 2007, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh về thăm và làm việc tại huyện Con Cuông, Nghệ An (Con Cuông là huyện núi cao biên giới, có 80% đồng bào các dân tộc thiểu số), khi xem các cháu học sinh tiểu học biểu diễn các tiết mục văn nghệ cháo mừng Bác Nông Đức Mạnh về thăm Con Cuông.

Từ màn giới thiệu chương trình, lời giới thiệu bài hát, bài phát biểu chúc mừng, đến các tiết mục văn nghệ biểu diễn, rất hay, rất chuyên nghiệp, làm cho Tổng Bí Thư Nông đức Mạnh đi hết bất ngờ này tới bất ngờ khác. Khi phát biểu với cán bộ, Đảng viên chủ chốt của huyện, Tổng Bí thư nói: "Tôi xem các cháu vùng dân tộc thiểu số biểu diễn văn nghệ, mà tưởng như đang ở Hà Nội xem các cháu. thiếu niên, nhi đồng thủ đô biểu diễn vậy...!".

Câu hỏi đặt ra vì sao các cháu hát múa được như vâỵ. Bởi hệ thống bậc học mầm non tại Con Cuông được phát triển tận các thôn bản, các cháu từ 4-5 tuổi cơ bản được huy động đến trường, trước hết được học tiếng phổ thông, sau đó được học hát, học múa, được ở bán trú tại trường và từ được học, học cái mới, cái hay, được nghe hát, xem các cô múa, rồi được hát, được múa nên các cháu đã biết múa, biết hát, đến hát hay, múa dẻo.

Lớp học vỡ lòng ngày xưa, bậc học mầm non ngày nay, theo chúng tôi là bước đệm quan trọng ban đầu tạo cho học sinh biết nắm bắt từ cái sơ đẳng, đơn giản, đến cái phức tạp. Các cô giáo biết dạy các cháu nói sõi tiếng phổ thông, làm quen con số, mặt chữ, biết đọc, biết viết, để lên Tiểu học, Trung học cơ sở không còn bỡ ngỡ, không mất thời gian học lại và không có chương trình học lại nữa.

Rất nhiều giáo viên khi trao đổi với chúng tôi về vấn đề yêu cầu các cô giáo lên dạy học ở miền núi, vùng dân tộc phải biết tiếng dân tộc. Họ không phản đối, nhưng có nhất thiết bắt buộc như vậy không? Một cô giáo, thầy giáo nhận nhiệm vụ dạy học. Trách nhiệm chính của họ là truyền thụ kiến thức cho học sinh, tất nhiên nêu biết tiếng dân tộc thì dễ truyền đạt hơn, nhưng cũng có tác dụng mặt trái là không để học sinh nắm bắt tiếng phổ thông, biểu đạt bằng tiếng phổ thông, để khi đi thi ở các bậc cao hơn không có dề thi riêng cho tiếng dân tộc, biểu đạt bằng tiếng dân tộc?!
Đừng quên học vỡ lòng - 2
Các cháu trường mầm non xã biên giới Môn Sơn 
 
Ngày xưa khi vào học lớp vỡ lòng, học sinh phải học mặt chữ, học con số, học ghép vần, phân biệt các phụ từ, chữ gờ cao (gh), gờ thấp (G), i ngắn (I), i dài (Y) và học phát âm cả buổi mới thành thuộc, vì vậy bây giờ dẫu già rồi nhưng họ phát âm vẫn chuẩn, viết không sai. Bây giờ do không học và phát âm đầy đủ, nên đọc sai, viết sai rất nhiều.

Có một điều mà may chúng ta phát hiện ra dầu muộn, bởi trước đây chúng ta không chú trọng phổ cập bậc mầm non, mà phổ cập tiểu học và trung học cơ sở trước, nên mới có việc ngồi nhầm lớp, chưa biết đọc, biết viết vẫn tốt nghiệp tiểu học và cả trung học cơ sở.

Quy luật nhận thức của con người là không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. để học sinh không còn nói sai, viết sai, đọc sai nếu chưa có điều kiên đầu tư lớn vào bậc học mầm non, thì cũng xin đừng quên lớp… vỡ lòng.

Phùng Văn Mùi