1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những nước đi mới của Tổng thống Nga Putin...

Nói chung, những nước đi mà Tổng thống Putin thi triển có đặc điểm là khi giới tinh hoa Mỹ, châu Âu lần theo được dấu vết thì đã muộn.

Mục tiêu mà Hoa Kỳ đạt được trong vấn đề Jerusalem, chúng ta sẽ dành sự quan tâm vào lúc khác, ở góc nhìn này, chúng ta chỉ quan tâm đến cơ hội mà nó đã mở ra cho Nga củng cố vị trí của mình như một nhà hoạt động sáng tạo và tích cực nhất trong chính trị Trung Đông như thế nào.


Tổng thống Putin và Assad tại Chiến trường Syria

Tổng thống Putin và Assad tại Chiến trường Syria

Bốn ngày sau tuyên bố của Trump về Jerusalem, Tổng thống Putin đang có những “nước đi” (đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng” khiến Mỹ và thế giới quan tâm, chú ý…

Đầu tiên, ông Putin đã đáp máy bay Tu-214PU thay vì chuyên cơ Il-96 xuống sân bay Khmeimim-Syria.

Tại đây, ông cho thế giới “tai nghe” tuyên bố của ông về việc rút quân khỏi Syria khi đã chiến thắng lực lượng khủng bố và cảnh báo sắc lạnh:

“Nếu lực lượng khủng bố ngóc đầu dậy thì Nga sẽ tấn công tiếp với một sức mạnh chúng chưa từng thấy”.

Tuy nhiên, nếu như chỉ cần cho thế giới “tai nghe” tuyên bố của ông thì tại Moscow, Putin vẫn làm và đã từng làm điều đó.

Vấn đề trên cả “tai nghe” là Tổng thống Nga muốn cho cả thế giới “mắt thấy” chiến thắng thuyết phục không bàn cãi của Nga tại Syria.

Đúng vậy, tại Afghanixtan, người Mỹ-NATO đã tuyên bố chiến thắng rất lâu, nhưng khi mới chỉ cấp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tổng thư ký NATO đặt chân đến thì hơn 50 tên lửa của Taliban đã “hạ cánh” xung quanh sân bay Kabul và gần Đại sứ quán Hoa Kỳ để “đón tiếp”…

Trong khi đó chiến sự Syria trước đó khủng khiếp, ác liệt hơn nhiều và lực lượng Taliban so với IS cùng các lực lượng khủng bố khác tại Syria chỉ là đội quân du kích so với đội quân thiện chiến trang bị vũ khí hiện đại.

Thế nhưng, Putin, Tổng thống Liên bang Nga, người được cho là quyền lực nhất thế giới, trở thành vị Tổng thống duy nhất trên thế giới, “đường đường chính chính” xuất hiện tại chiến trường chưa tan khói bom thuốc đạn, để tuyên bố chiến thắng…

Trước, trong và sau sự xuất hiện của Putin tại Syria, có chăng người ta chỉ nghe những tiếng “ồn ào” bởi sự quét dọn cuối cùng trên chiến trường của quân đội Syria và VKS Nga mà thôi.

Thực tế “mắt thấy” này đã chứng tỏ chiến thắng quân khủng bố tại Syria mà dù là công của Nga hay của Syria hay thậm chí của Mỹ thì đó là sự thật hùng hồn gấp ngàn lần lời nói.

Quân khủng bố đã bị đánh dập đầu không thể ngóc đầu dậy được, không giống như Taliban tại Afghanixtan.

Tiếp theo, Tổng thống Nga di chuyển đến Ai Cập.


Nga và Ai Cập đang nhìn cùng một hướng về mục tiêu

Nga và Ai Cập đang nhìn cùng một hướng về mục tiêu

Nên nhớ là Putin đến Cairo không vì sự kiện Jerusalem, ông đến đó với thông điệp là cần phải “bảo đảm sự ổng định và an ninh ở Trung Đông và Bắc Phi”.

Có nghĩa đó là vấn đề Libya, Sinai và Syria, và cũng ở mức độ nào đó Yemen - có thể theo thứ tự đó.

Đây chính là điều khiến Mỹ theo dõi chặt chẽ bước đi và nước đi của Putin trên bàn cờ Trung Đông và Địa Trung Hải. Nga có vẻ như đang sẵn sàng can thiệp vào Libya.

Thực tế là sau khi IS bị đánh tan tại Syria và Iraq thì chúng đã chạy về Libya.

Nga và Ai Cập, cả hai bên ủng hộ chỉ huy quân đội quốc gia Libya, Khalifa Haftar, có trụ sở tại Benghazi, là trụ cột chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực ở Libya.

Sự tham gia của Ai Cập vào Libya ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông.

Sự tranh giành quyền lực ở Libya và sự bất an ngày càng gia tăng ở biên giới giáp với Libya dài 1.200 km có nguy cơ đe dọa sự ổn định của Ai Cập và uy tín của Tổng thống Sisi là không tránh khỏi.

Với Nga, Libya cũng có những lợi ích đặc biệt. Libya có một vị trí chiến lược ở Địa Trung Hải, đối diện với cánh phía Nam NATO. Haftar lại đang kiểm soát cái gọi là lưỡi liềm dầu ở Libya, và người khổng lồ dầu mỏ Nga Rosneft đã trở lại Libya, trong khi đó Ai Cập-nước nhập khẩu thuần về năng lượng…

Rõ ràng là từ nền tảng năng lượng Libya đã cung cấp một tương lai có tiềm năng tuyệt vời cho hợp tác ba bên giữa Nga, Haftar và Ai Cập, mặc dù nó chỉ ở vị trí thứ hai, sau khía cạnh quân sự và lĩnh vực an ninh.

Trong khi đó, ngày 01/12, Thủ tướng Libya (của chính phủ được LHQ công nhận) Fayez al-Sarraj đã đến Nhà Trắng.

Tại đây, Trump cam kết “cuộc chiến chống khủng bố và thúc đẩy ổn định và thống nhất Libya”.

Và, song hành cuộc đua, Fayez al-Sarraj cũng được Tổng thống Pháp đón tiếp tại Paris bằng chính sách giữ vững quyền lực cho chính phủ được các cường quốc phương Tây dựng lên…

Rõ ràng, tình hình Libya có những đặc điểm riêng khác Syria khi ở đây Mỹ có lợi thế hơn khi có sự hiện diện của đồng minh NATO.

Những tính toán của Mỹ-NATO là không có chỗ của Nga tại Libya, đẩy Nga ra khỏi Libya như đã từng đẩy Nga ra khỏi Afghnixtan.

Tuy nhiên, khi “Putin đến hiện trường”, đáp xuống Cairo, phương Tây đang lo ngại những gì mà Nga đã thực hiện tại Libya thời Medvedev sẽ không lặp lại...Tổng thống Putin đang sẵn sàng can thiệp vào Libya từ thế trận Syria.

Để chuẩn bị cho điều đó, Moscow cần một đối tác quan trọng cho khu vực.

Và, nếu như Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng với Syria như thế nào, dù Thổ Nhĩ Kỳ đã thất thường ra sao, thì Ai Cập lại quan trọng cho Nga bấy nhiêu và hơn tại Libya trong khi Ai Cập thuận lợi, tin cậy với Nga hơn.

Kết quả cuộc gặp tại Cairo giữa Putin và Sisi về mặt hợp tác quân sự đã chứng minh hợp tác Nga-Ai Cập-Haftar là xảy ra.

Chiến lược Địa Trung Hải của Nga đang bắt đầu triển khai…dù truyền thông Mỹ-Phương Tây đã kêu thất thanh từ lâu, rằng “Putin đã kiểm soát thế giới từ Crimea đến Marocco”.

Theo Lê Ngọc Thống

Báo đất việt