Mỹ không nói chơi với Trung Quốc!
Liên tiếp triển khai vũ khí hạng nặng quanh Biển Đông cho thấy, Mỹ đã không nói suông và sẵn sàng hành động trước một Trung Quốc đầy toan tính.
Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam. (Trong ảnh: Máy bay B-2).
Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng trung tâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị. Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.
Việc quyết định triển khai loạt vũ khí hiện đại đến châu Á - Thái Bình Dương là nằm trong chiến lược xoay trục của Quân đội Mỹ. Ngay từ tháng 1/2011, Không quân Mỹ thông báo 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.
Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương. (Trong ảnh: Máy bay B-2).
Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một "bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất "Hawaii" lớp Virginia. Với sức mạnh Mỹ đã và đang triển khai đến châu Á - Thái Bình Dương đã tạo nên sức mạnh đủ lớn để có thể răn đe đối phương. (Trong ảnh: Máy bay B-2).
Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình "Ohio" của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm "Ohio" có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình "Tomahawk", khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay. (Trong ảnh: Máy bay B-52).
Ngoài các chiến đấu cơ, Mỹ còn bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử "Los Angeles", chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước. (Trong ảnh: Máy bay B-52).
Theo thống kê của tờ The Aviationist, kể từ năm 2004, Mỹ đã duy trì hoạt động của một phi đội máy bay ném bom tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam với sự góp mặt của các máy bay ném bom B-1 và B-52. Và B-2 hiện được đánh giá là máy bay ném bom hiện đại nhất của Không quân Mỹ.
Dù Mỹ không cho công bố chi tiết về thời gian huấn luyện nhưng khả năng các máy bay ném bom B-2 đang tham gia tập trận tại đảo Guam. Trước đó, hồi đầu tháng 8/2014, Mỹ cũng đã cử 3 chiếc B-2 từ Căn cứ Không quân Whiteman tới đảo Guam để tham gia sứ mệnh huấn luyện.
Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 10/8 cho biết, Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ cho hay: "3 chiếc máy bay ném bom B-2 tại Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, đã được triển khai tới Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam từ ngày 7/8, để tham gia chương trình huấn luyện tại khu vực Thái Bình Dương", đại diện Không quân Mỹ nói và cho biết thêm: "Việc điều động các máy bay B-2 đi huấn luyện lần này nhằm thể hiện lời cam kết của Mỹ thường xuyên triển khai các máy bay ném bom chiến lược hoạt động khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương".
Không chỉ tăng cường trang bị hạng nặng đến đảo Guam, đầu tháng 8/2015, Mỹ cũng đã quyết định triển khai 2 máy bay ném bom B-52 đến Australia với mục đích gửi thông điệp đến Úc và các đồng minh, đối tác ở Đông Nam Á rằng Mỹ sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ họ.
Hai chiếc tàu quét mìn lớp Avenger mới, USS Pioneer và USS Chief, được trang bị các hệ thống định vị dưới nước (sensor) cực đại. Tàu có chiều dài 68m, trọng lượng giãn nước 1.312 tấn và tốc độ 22 km/h. Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, bốn tàu chiến đấu tuần dương sẽ được triển khai tới đây từ năm 2017. Và tới năm 2018, tàu khu trục hiện đại lớp Zumwalt sẽ bắt đầu vận hành ở Thái Bình Dương”. (Trong ảnh: Máy bay B-2).
Không phải bây giờ Mỹ mới tăng cường lực lượng cho châu Á - Thái Bình Dương mà ngay từ giữa năm 2014, Mỹ đã triển khai hai chiếc tàu quét mìn USS Pioneer (MCM 9) và USS Chief (MCM 14) đến căn cứ ở Sasebo, Nhật Bản. Nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, 2 chiếc tàu này sẽ thuộc một phần của lực lượng hải quân triển khai tiền phương và thuộc biên chế của Phi đội quét mìn số 7, thay thế cho 2 tàu quét mìn USS Avenger (MCM 1) và USS Defender (MCM 2) đã được triển khai tới đây từ năm 2009. (Trong ảnh: Máy bay B-52).
Động thái mới của Mỹ nhằm chứng minh cho Trung Quốc thấy khả năng cơ động, tiếp cận toàn cầu của quân đội Mỹ khi tình hình Biển Đông leo thang vì chiến dịch bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp. Nói về sự kiện này, Đô đốc Hải quân Mỹ Cecil Haney D bình luận: "Những chuyến bay này là một trong nhiều cách để Mỹ thực hiện cam kết đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định". (Trong ảnh: Máy bay B-52).
Theo Đất Việt