1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

“Bảo bối” giúp Tổng thống Obama phát biểu lưu loát trước công chúng

(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gây ấn tượng với bài phát biểu giàu cảm xúc và nhận được nhiều tràng pháo tay từ hàng nghìn người nghe tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 23/5. Nhằm hỗ trợ bài phát biểu dài 30 phút, ông Obama đã sử dụng máy nhắc chữ để nói lưu loát và giao tiếp bằng mắt tốt hơn với công chúng.


Tổng thống Obama sử dụng máy nhắc chữ trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 23/5 (Ảnh: Quý Đoàn)

Tổng thống Obama sử dụng máy nhắc chữ trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 23/5 (Ảnh: Quý Đoàn)

Tổng thống Obama được biết tới là người thường sử dụng máy nhắc chữ trong nhiều bài phát biểu quan trọng.

Theo CBS, một vị tổng thống Mỹ khác cũng nổi tiếng thích sử dụng máy nhắc chữ là Ronald Reagan. Vị Tổng thống thứ 44 này của nước Mỹ thường tỏ ra thoải mái hơn khi diễn thuyết với sự hỗ trợ của máy nhắc chữ thay vì phải liên tục nhìn lên nhìn xuống văn bản giấy đặt trên bục phát biểu.

Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông Obama, George W. Bush, lại không như vậy. Ông Bush thường có vẻ không tự nhiên và thỏa mái khi dùng máy nhắc chữ.

“Ông ấy thích sử dụng các thẻ nhắc chữ in chữ to”, Ari Fleisher, cựu thư ký báo chí Nhà Trắng của ông Bush tiết lộ. “Tôi nghĩ rằng ông ấy thoải mái hơn với thẻ nhắc chữ”.

Để diễn thuyết lưu loát với sự hỗ trợ của máy nhắc chữ cũng là chuyện không đơn giản. Người sử dụng phải mất thời gian dài để luyện tập, cũng giống như việc luyện tập để không quá phụ thuộc vào giấy.

Kể từ khi ra đời nửa thế kỷ trước nhằm hỗ trợ các phát thanh viên truyền hình, máy nhắc chữ nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới chính trị gia, những người thường xuyên phải phát biểu trước công chúng. Tại Mỹ, các tổng thống và ứng viên tổng thống hay phải dùng tới máy nhắc cử.

Không Obama phát biểu, máy nhắc chữ được đặt ở phía trước tổng thống nhưng chếch sang một bên. Thiết bị này giúp chiếu trực tiếp các dòng chữ lên trên mặt kính để hỗ trợ diễn giả, nhưng khán giả phía sau mặt kính không nhìn thấy gì mà chỉ là một tấm kính màu nâu trong suốt.

Bằng việc sử dụng máy nhắc chữ, diễn giả có thể có giao tiếp bằng mắt tốt hơn với người nghe do không phải nhìn lên nhìn xuống vào văn bản giấy. Diễn giả có thể dễ dàng hướng mắt sang trái hay phải để giao tiếp với cử tọa. Điều này đóng vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo bài diễn thuyết thành công.


Máy nhắc chữ của ông Obama trong một sự kiện (Ảnh: Politico)

Máy nhắc chữ của ông Obama trong một sự kiện (Ảnh: Politico)

Kể từ khi phát động chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2007, ông Obama đã sử dụng máy nhắc chữ. Ông Obama từng có những bài phát biểu “vo” ấn tượng, nhưng ông cũng thường xuyên dùng máy nhắc chữ cho các bài diễn thuyết quan trọng.

Việc Tổng thống Obama thường xuyên sử dụng máy nhắc chữ đã gây ra nhiều tranh cãi cách đây vài năm. Theo Washington Post, các thành viên đảng Cộng hòa từng "chê bai" thói quen sử dụng máy nhắc chữ của ông Obama.

Một số người chỉ trích nói rằng các chính trị gia phụ thuộc vào máy nhắc chữ giống những người biểu diễn hơn các nhà lãnh đạo. Nhưng điều đó thực tế lại phụ thuộc vào việc chính trị gia đó nói gì và nói như thế nào. Máy nhắc chữ chỉ là một thiết bị mà thôi, nó không viết ra hay kiểm soát điều họ nói.

Điều nguy hiểm khi sử dụng máy nhắc chữ là diễn giả có thể rơi vào tình trạng quá tập trung vào việc đọc chữ, hơn là truyền tải bài phát biểu theo hướng truyền cảm xúc nhất đối với người nghe. Một vấn đề khác là trong trường hợp máy nhắc chữ bị hỏng hoặc gặp trục trặc, diễn giả có thể bị động và phải cần văn bản giấy đặt trước mặt để tiếp tục bài phát biểu.

Tổng thống Obama không phải lúc nào cũng có bài phát biểu hoàn hảo. Đôi khi ông cũng bị vấp từ hoặc lỡ nhịp, dù chuyện này xảy ra không thường xuyên.

Ari Fleisher, cựu cố vấn của ông Bush, nhận xét: “Tôi thấy rằng ông ấy không lật trang giấy trong khi sử dụng máy nhắc chữ. Ông ấy hi vọng máy nhắc chữ không bao giờ bị trục trặc”. Nhưng Fleisher gợi ý rằng ông Obama nên lật trang để trong trường hợp trục trặc thì ông còn có "phương án B".

Video bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Video: VTV)

An Bình